Tự do trong Ơn gọi Đa Minh
"Xin Thiên Chúa ban cho anh em tuân giữ các giới luật, để anh em như những người yêu mến vẻ đẹp thiêng liêng và tỏa ngát hương thơm Chúa Kitô qua cuộc sống tốt lành, không như nô lệ dưới ách lề luật, song như con cái trong ân sủng."
Lạy Chúa là Đấng Cứu Độ chúng con, Chúa đã xuống trần gian, chịu chết trên cây thập giá để chuộc tội, hầu giải thoát chúng con khỏi ách nô lệ tội lỗi và sự chết. Chúng con cảm tạ Chúa. Xin Chúa luôn đồng hành, giúp chúng con biết sống theo lề luật Chúa và tránh xa tội lỗi. Nhờ đó, chúng con có thể trở thành con cái tự do đích thực của Chúa. Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời. Amen.
Khoản 8 của Tu luật viết:
"Xin Thiên Chúa ban cho anh em tuân giữ các giới luật để anh em nên như những người yêu mến vẻ đẹp thiêng liêng và tỏa ngát hương thơm Chúa Kitô qua cuộc sống tốt lành, không như nô lệ dưới ách lề luật song như con cái trong ân sủng. Ước gì sách này nên như gương cho anh em soi, để khỏi vì quên mà lơ là điều nào, thì mỗi tuần phải đọc cho anh em nghe. Khi thấy mình trung thành thực hiện những điều đã viết ở đây, anh em hãy tạ ơn Chúa là Đấng ban phát mọi ơn lành. Ngược lại, nếu ai trong anh em thấy mình thiếu sót điều nào, thì hãy hối tiếc vì điều đã qua và để ý điều sắp tới, cầu xin cho mình được tha nợ và không bị sa chước cám dỗ."
"Tuân giữ Tu luật để anh em nên những người yêu mến vẻ đẹp thiêng liêng... không như nô lệ dưới ách lề luật, song như con cái trong ân sủng." Điều này mang lại ý nghĩa đích thực cho người tu sĩ trong suốt cuộc đời dâng hiến. Thật là khó hình dung khi cơn bão ập tới mà người đi bộ trên vỉa hè lại không bị té nhào. Tôi đi trên đường phố và thấy hầu hết các cửa hàng buôn bán vẫn còn mở. Các bạn có thể cảm thấy sức nặng của cơn bão đang giáng xuống.
Thánh Đa Minh đã khéo léo áp dụng nét đặc sắc trong khoản cuối cùng của Tu luật thánh Augustinô vào truyền thống của Dòng, đó là sự miễn trừ và luật không buộc thành tội. Bởi đó, chúng ta hiểu rằng kỷ luật tu trì là một thứ chỉ dẫn, một phương tiện trợ giúp, chứ không phải là những mệnh lệnh mang tính ép buộc. Nếu chúng ta xem Tu luật là những mệnh lệnh mang tính ép buộc, thì quả là một thứ gánh nặng. Thật bất hạnh, nếu nhìn lề luật là những điều bó buộc phải làm, rồi sau đó tỏ ra tự hào một khi mình chu toàn luật dạy. Như thế, chẳng có gì tốt đẹp, vì nó chỉ thể hiện một thứ tôn giáo tự mãn. Bởi vậy, chúng ta thấy rằng, thánh Đa Minh đã rất khôn ngoan khi mặc cho đức vâng phục trong đời sống thánh hiến một "tinh thần" mới.
Các bạn hãy thử suy nghĩ. Có những việc chúng ta không muốn làm, nhưng rồi vẫn làm (chẳng hạn như việc chúng ta đến đây nghe chia sẻ), vì biết rằng nó thật sự hữu ích, dù ta muốn làm hay không. Điều này vẫn thường diễn ra trong đời sống thánh hiến, cho chúng ta hiểu rằng có sự can thiệp huyền nhiệm của bàn tay Thiên Chúa, không phụ thuộc vào tâm trạng con người. Tôi nghĩ rằng đó thực sự là kỷ luật. Những câu hỏi đại loại như "Mọi người nghĩ gì về tôi nếu tôi không tuân giữ luật?" chẳng ích lợi gì. Thế nhưng, câu hỏi "Tôi sẽ hành động thế nào nếu hôm nay Thiên Chúa thử thách tôi?" lại rất cần thiết. Đôi khi, thách đố đến với chúng ta đơn thuần chỉ là "hãy trung tín làm những công việc thường ngày cả khi chán nản, lo âu." Chỉ vậy thôi, con người các bạn sẽ được tỏ lộ. Sẽ có một vẻ đẹp quyến rũ và một sức mạnh lớn lao khi bạn và tôi nói rằng: "Tôi không muốn ở đây, tôi không cảm thấy yên ổn, tôi rất lo lắng, nhưng rồi, tôi lại làm tất cả vì Chúa, chỉ vậy thôi."
Có một bằng chứng cho thấy tuân giữ kỷ luật không phải là những áp đặt từ bên ngoài, đó là: sau nhiều chuyện xảy ra, sau nhiều chặng đường gian nan, chúng ta vẫn chọn đời sống dâng hiến. Ban đầu, chúng ta đến nhà dòng để tìm hiểu ơn gọi tu trì vào dịp cuối tuần. Kế đó, chúng ta tự ý lựa chọn, quyết tâm trở thành thỉnh sinh, tập sinh rồi tuyên khấn. Vậy, chúng ta không thể nói rằng mình bị đặt một cái ách lề luật nặng trĩu trên vai. Thay vào đó, cần phải xem Tu luật là kỷ luật cho đời sống nội tâm, mà tôi tự ý "cấy" vào cuộc đời. Nó trở thành xương sống nâng đỡ toàn thân, giúp tôi đứng vững ngay cả khi tôi không nhận ra. Kết quả của mỗi lần cố gắng tuân giữ kỷ luật tu trì sẽ là gì? Kết quả là chúng ta sẽ ngày càng trở nên sâu sắc và phong phú hơn. Rồi càng sâu sắc và phong phú bao nhiêu, chúng ta càng chuẩn bị tốt bấy nhiêu cho mục đích cuối cùng là chiêm ngắm Thiên Chúa. Do đó, chúng ta hãy để lề luật uốn nắn, thúc giục.
Khi làm như thế, chúng ta sẽ biểu lộ một nét đẹp thực sự, một nét đẹp hoàn toàn khác với vẻ phấn khởi và vui mừng bên ngoài của ngày hôm nay, bởi vì các bạn đang làm mọi việc với sức mạnh của Thiên Chúa, để Người lôi kéo, thúc đẩy. Sống theo Tu luật có nghĩa là chúng ta không xem những biến cố bất thường như thể một cơn bão ập xuống trên chúng ta. Các bạn cứ ngẫm lại rồi sẽ thấy Thiên Chúa hiện diện trong mọi biến cố cuộc đời. Thiên Chúa vẫn tiếp tục truyền cảm hứng sâu sắc hơn bất cứ một người nào có nét kiều diễm bên ngoài, Thiên Chúa hấp dẫn chúng ta hơn cả tiền bạc, đồ ăn, hay thức uống, chính xác bởi vì chúng ta vẫn tiếp tục lựa chọn lối sống kỷ luật tu trì. Đây là lời nhắc nhở không những trong việc giữ "côrô" (kinh nguyện), mà còn trong lúc giải trí, trong bữa ăn chung, Công hội, mặc tu phục và tất cả các khía cạnh khác của việc tuân giữ kỷ luật. Kinh nghiệm cho thấy chúng ta thường không thực hiện tất cả những điều này với trọn khả năng của mình.
Vì thế, chúng ta có đủ lý do để nghĩ rằng: Tu luật, cái chúng ta tự khoác vào cuộc sống, mang lại thử thách nhằm đạt mục tiêu, cửa ngõ bước vào chân lý, đau xót khi được sửa sai, và ủi an khi được khích lệ. Tối nay, chúng ta hát thánh thi Phos hilaron (Thánh thi kinh Sách, Chúa nhật IV, Mùa Phục sinh). Tôi đã mở cuốn sách ra, hát theo đôi lời và khóc. Bài hát đó là một phần Tu luật hàng ngày của tôi. Nó giúp tôi nhớ lại thuở còn là sinh viên học bài hát này, năm 1988. Nó nhắc tôi về ngày Chúa Nhật, về những giờ Kinh Chiều, về các truyền thống của anh em Đa Minh ở Mỹ. Nó là một phần của Đấng "bùng lên như một trái bom nhỏ" cứ khuyên nhủ tôi, và chỉ cho tôi thấy rằng mình là thành phần của một chuỗi liên tục nào đó. Vào thứ Bảy tới, nếu hát bài này, có lẽ tôi sẽ không thể chú tâm như tối nay.
Tôi nghĩ một hiệu quả của Tu luật là làm chúng ta trở nên những người yêu mến vẻ đẹp thiêng liêng thực sự, nếu chúng ta đồng hành với Chúa và cảm nghiệm thường xuyên về sự hiện diện của Người. Tôi nghĩ rằng chúng ta có cơ hội trở nên một biểu tượng của sự Phục Sinh. Tôi cho rằng: ngoài cái chết của các vị tử đạo, thì lòng kiên nhẫn của chúng ta là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy Đức Giêsu vẫn đang sống trong thế giới này. Nền tảng chắc chắn ấy cho phép chúng ta sống mà không phòng thủ. Và tôi nghĩ rằng, điều mà sự Phục Sinh mang lại cho cuộc sống này là "tự do." Tôi có một điểm tựa, tôi có một căn tính, tôi thuộc về một nơi, và tôi biết Thiên Chúa đang chạm đến tôi qua những điều bình dị trong cuộc sống. Do đó, tôi không sợ hãi trước những thế lực chống đối. Tôi không bị đe dọa bởi sự thế tục hóa, bởi những người không ưa Giáo hội Công giáo, hoặc bởi những vụ tai tiếng trong Giáo hội, và cũng không bị đe dọa bởi những người theo chủ nghĩa tự do phóng khoáng.
Nói cách khác, các bạn có tự do lựa chọn; mỗi người trong chúng ta đều có tự do lựa chọn. Các bạn có thể xác định bản thân cách tích cực hoặc tiêu cực. Tôi có thể xác định bản thân là một người Công giáo và do đó tôi không thích điều này hoặc điều kia. Tôi xác định mình là người Công giáo và là tu sĩ Đa Minh, bởi vì tôi cho thấy Đức Kitô đang sống và hiện diện trong các Bí tích. Chính Người mang đến điều gì đó trong thế giới trần tục này. Đối với tôi, đó là một viễn cảnh của các anh em Đa Minh. Nếu chúng ta thừa hưởng gia sản của thánh Đa Minh, thánh Albertô, thánh Tôma Aquinô, thì chúng ta xác tín rằng: Tin Mừng đang nói với thời đại hôm nay. Chúng ta không phải than vãn rằng thời đại này không như thế kỷ XIII. Chúng ta vẫn có điều gì đó để nói với con người ngày nay, bởi vì Thánh Thần hiện diện trong Giáo hội. Chúng ta cũng tin rằng chính Người chúc lành cho đời sống học hành, cầu nguyện và thinh lặng, để lời giảng của chúng ta trở nên sống động. Đó là điều mà chúng ta gọi là lời hứa của ngày Lễ Ngũ tuần.
Tuy nhiên, nếu lời hứa ấy là đúng, là thực, thì chúng ta sợ hãi điều gì? Người ta lấy đi thứ gì từ người tu sĩ? Một tòa nhà chăng? Các tu sĩ đã đánh mất rất nhiều ngôi nhà trong nhiều thiên niên kỷ rồi. Họ cần tiền của chúng ta sao? Họ có thể lấy từ những phần chúng ta đóng góp thuế phục vụ cho công trình sửa chữa hay bảo trì. Nếu Đức Giêsu hiện diện nơi đây, thì Người sẽ chúc phúc cho chúng ta. Tôi nghĩ rằng một khi sống đúng Tu luật, chúng ta có thể đi vào thế giới với niềm xác tín thực sự. Niềm xác tín ấy có thể làm lan tỏa Tin Mừng. Không phải là thứ xác tín phô trương, khoe mẽ, hay doạ nạt, ngăm đe, nhưng là niềm xác tín đơn thành của người biết mình là ai.
Nếu Tu luật đòi hỏi tự do vượt trên những áp lực bên ngoài, thì chức năng của nó là giải thoát chúng ta khỏi những phản ứng thông thường, trước những áp lực làm cho chúng ta đau khổ, mệt nhọc. Có lẽ, các bạn đã gặp những tu sĩ hành động như một tù nhân than phiền về hoàn cảnh tù túng của mình: "Ôi, thức ăn gì mà kinh khủng, gớm ghiếc." Khi điều này xảy ra, nó làm mất nhân phẩm của con cái Thiên Chúa, và đau khổ, u sầu, sẽ không làm sáng tỏ quyền năng của Chúa Kitô Phục Sinh. Ngược lại, quyền năng của Chúa Phục Sinh tỏ lộ khi chúng ta thể hiện lòng thương xót trong những hoàn cảnh khốn cùng, tiếp đón và quan tâm nhiều hạng người, và ý thức sự liên đới thiết yếu với tội nhân. Nói thế, vì chúng ta cũng là những con người tội lỗi.
Cuối cùng, một điều rất quan trọng cần nhớ: chính sự liên đới với tội nhân và ý thức chúng ta được yêu thương, được Thiên Chúa đón nhận, là một chân lý cho phép chúng ta sống theo Tu luật, vì chúng ta thường phá vỡ, chống lại lề luật, nhưng lề luật vẫn có đó để trợ giúp chúng ta, và Thiên Chúa cũng hiện diện để chữa lành. Vậy, hãy kiên trì sống theo Tu luật, vì hiểu rằng chúng ta đang tiến tới tự do, tiến tới ánh sáng.
【Ts. Walter Wagner, O.P】
Lạy Chúa là Đấng Cứu Độ chúng con, Chúa đã xuống trần gian, chịu chết trên cây thập giá để chuộc tội, hầu giải thoát chúng con khỏi ách nô lệ tội lỗi và sự chết. Chúng con cảm tạ Chúa. Xin Chúa luôn đồng hành, giúp chúng con biết sống theo lề luật Chúa và tránh xa tội lỗi. Nhờ đó, chúng con có thể trở thành con cái tự do đích thực của Chúa. Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời. Amen.
Khoản 8 của Tu luật viết:
"Tuân giữ Tu luật để anh em nên những người yêu mến vẻ đẹp thiêng liêng... không như nô lệ dưới ách lề luật, song như con cái trong ân sủng." Điều này mang lại ý nghĩa đích thực cho người tu sĩ trong suốt cuộc đời dâng hiến. Thật là khó hình dung khi cơn bão ập tới mà người đi bộ trên vỉa hè lại không bị té nhào. Tôi đi trên đường phố và thấy hầu hết các cửa hàng buôn bán vẫn còn mở. Các bạn có thể cảm thấy sức nặng của cơn bão đang giáng xuống.
Thánh Đa Minh đã khéo léo áp dụng nét đặc sắc trong khoản cuối cùng của Tu luật thánh Augustinô vào truyền thống của Dòng, đó là sự miễn trừ và luật không buộc thành tội. Bởi đó, chúng ta hiểu rằng kỷ luật tu trì là một thứ chỉ dẫn, một phương tiện trợ giúp, chứ không phải là những mệnh lệnh mang tính ép buộc. Nếu chúng ta xem Tu luật là những mệnh lệnh mang tính ép buộc, thì quả là một thứ gánh nặng. Thật bất hạnh, nếu nhìn lề luật là những điều bó buộc phải làm, rồi sau đó tỏ ra tự hào một khi mình chu toàn luật dạy. Như thế, chẳng có gì tốt đẹp, vì nó chỉ thể hiện một thứ tôn giáo tự mãn. Bởi vậy, chúng ta thấy rằng, thánh Đa Minh đã rất khôn ngoan khi mặc cho đức vâng phục trong đời sống thánh hiến một "tinh thần" mới.
Các bạn hãy thử suy nghĩ. Có những việc chúng ta không muốn làm, nhưng rồi vẫn làm (chẳng hạn như việc chúng ta đến đây nghe chia sẻ), vì biết rằng nó thật sự hữu ích, dù ta muốn làm hay không. Điều này vẫn thường diễn ra trong đời sống thánh hiến, cho chúng ta hiểu rằng có sự can thiệp huyền nhiệm của bàn tay Thiên Chúa, không phụ thuộc vào tâm trạng con người. Tôi nghĩ rằng đó thực sự là kỷ luật. Những câu hỏi đại loại như "Mọi người nghĩ gì về tôi nếu tôi không tuân giữ luật?" chẳng ích lợi gì. Thế nhưng, câu hỏi "Tôi sẽ hành động thế nào nếu hôm nay Thiên Chúa thử thách tôi?" lại rất cần thiết. Đôi khi, thách đố đến với chúng ta đơn thuần chỉ là "hãy trung tín làm những công việc thường ngày cả khi chán nản, lo âu." Chỉ vậy thôi, con người các bạn sẽ được tỏ lộ. Sẽ có một vẻ đẹp quyến rũ và một sức mạnh lớn lao khi bạn và tôi nói rằng: "Tôi không muốn ở đây, tôi không cảm thấy yên ổn, tôi rất lo lắng, nhưng rồi, tôi lại làm tất cả vì Chúa, chỉ vậy thôi."
Có một bằng chứng cho thấy tuân giữ kỷ luật không phải là những áp đặt từ bên ngoài, đó là: sau nhiều chuyện xảy ra, sau nhiều chặng đường gian nan, chúng ta vẫn chọn đời sống dâng hiến. Ban đầu, chúng ta đến nhà dòng để tìm hiểu ơn gọi tu trì vào dịp cuối tuần. Kế đó, chúng ta tự ý lựa chọn, quyết tâm trở thành thỉnh sinh, tập sinh rồi tuyên khấn. Vậy, chúng ta không thể nói rằng mình bị đặt một cái ách lề luật nặng trĩu trên vai. Thay vào đó, cần phải xem Tu luật là kỷ luật cho đời sống nội tâm, mà tôi tự ý "cấy" vào cuộc đời. Nó trở thành xương sống nâng đỡ toàn thân, giúp tôi đứng vững ngay cả khi tôi không nhận ra. Kết quả của mỗi lần cố gắng tuân giữ kỷ luật tu trì sẽ là gì? Kết quả là chúng ta sẽ ngày càng trở nên sâu sắc và phong phú hơn. Rồi càng sâu sắc và phong phú bao nhiêu, chúng ta càng chuẩn bị tốt bấy nhiêu cho mục đích cuối cùng là chiêm ngắm Thiên Chúa. Do đó, chúng ta hãy để lề luật uốn nắn, thúc giục.
Khi làm như thế, chúng ta sẽ biểu lộ một nét đẹp thực sự, một nét đẹp hoàn toàn khác với vẻ phấn khởi và vui mừng bên ngoài của ngày hôm nay, bởi vì các bạn đang làm mọi việc với sức mạnh của Thiên Chúa, để Người lôi kéo, thúc đẩy. Sống theo Tu luật có nghĩa là chúng ta không xem những biến cố bất thường như thể một cơn bão ập xuống trên chúng ta. Các bạn cứ ngẫm lại rồi sẽ thấy Thiên Chúa hiện diện trong mọi biến cố cuộc đời. Thiên Chúa vẫn tiếp tục truyền cảm hứng sâu sắc hơn bất cứ một người nào có nét kiều diễm bên ngoài, Thiên Chúa hấp dẫn chúng ta hơn cả tiền bạc, đồ ăn, hay thức uống, chính xác bởi vì chúng ta vẫn tiếp tục lựa chọn lối sống kỷ luật tu trì. Đây là lời nhắc nhở không những trong việc giữ "côrô" (kinh nguyện), mà còn trong lúc giải trí, trong bữa ăn chung, Công hội, mặc tu phục và tất cả các khía cạnh khác của việc tuân giữ kỷ luật. Kinh nghiệm cho thấy chúng ta thường không thực hiện tất cả những điều này với trọn khả năng của mình.
Vì thế, chúng ta có đủ lý do để nghĩ rằng: Tu luật, cái chúng ta tự khoác vào cuộc sống, mang lại thử thách nhằm đạt mục tiêu, cửa ngõ bước vào chân lý, đau xót khi được sửa sai, và ủi an khi được khích lệ. Tối nay, chúng ta hát thánh thi Phos hilaron (Thánh thi kinh Sách, Chúa nhật IV, Mùa Phục sinh). Tôi đã mở cuốn sách ra, hát theo đôi lời và khóc. Bài hát đó là một phần Tu luật hàng ngày của tôi. Nó giúp tôi nhớ lại thuở còn là sinh viên học bài hát này, năm 1988. Nó nhắc tôi về ngày Chúa Nhật, về những giờ Kinh Chiều, về các truyền thống của anh em Đa Minh ở Mỹ. Nó là một phần của Đấng "bùng lên như một trái bom nhỏ" cứ khuyên nhủ tôi, và chỉ cho tôi thấy rằng mình là thành phần của một chuỗi liên tục nào đó. Vào thứ Bảy tới, nếu hát bài này, có lẽ tôi sẽ không thể chú tâm như tối nay.
Tôi nghĩ một hiệu quả của Tu luật là làm chúng ta trở nên những người yêu mến vẻ đẹp thiêng liêng thực sự, nếu chúng ta đồng hành với Chúa và cảm nghiệm thường xuyên về sự hiện diện của Người. Tôi nghĩ rằng chúng ta có cơ hội trở nên một biểu tượng của sự Phục Sinh. Tôi cho rằng: ngoài cái chết của các vị tử đạo, thì lòng kiên nhẫn của chúng ta là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy Đức Giêsu vẫn đang sống trong thế giới này. Nền tảng chắc chắn ấy cho phép chúng ta sống mà không phòng thủ. Và tôi nghĩ rằng, điều mà sự Phục Sinh mang lại cho cuộc sống này là "tự do." Tôi có một điểm tựa, tôi có một căn tính, tôi thuộc về một nơi, và tôi biết Thiên Chúa đang chạm đến tôi qua những điều bình dị trong cuộc sống. Do đó, tôi không sợ hãi trước những thế lực chống đối. Tôi không bị đe dọa bởi sự thế tục hóa, bởi những người không ưa Giáo hội Công giáo, hoặc bởi những vụ tai tiếng trong Giáo hội, và cũng không bị đe dọa bởi những người theo chủ nghĩa tự do phóng khoáng.
Nói cách khác, các bạn có tự do lựa chọn; mỗi người trong chúng ta đều có tự do lựa chọn. Các bạn có thể xác định bản thân cách tích cực hoặc tiêu cực. Tôi có thể xác định bản thân là một người Công giáo và do đó tôi không thích điều này hoặc điều kia. Tôi xác định mình là người Công giáo và là tu sĩ Đa Minh, bởi vì tôi cho thấy Đức Kitô đang sống và hiện diện trong các Bí tích. Chính Người mang đến điều gì đó trong thế giới trần tục này. Đối với tôi, đó là một viễn cảnh của các anh em Đa Minh. Nếu chúng ta thừa hưởng gia sản của thánh Đa Minh, thánh Albertô, thánh Tôma Aquinô, thì chúng ta xác tín rằng: Tin Mừng đang nói với thời đại hôm nay. Chúng ta không phải than vãn rằng thời đại này không như thế kỷ XIII. Chúng ta vẫn có điều gì đó để nói với con người ngày nay, bởi vì Thánh Thần hiện diện trong Giáo hội. Chúng ta cũng tin rằng chính Người chúc lành cho đời sống học hành, cầu nguyện và thinh lặng, để lời giảng của chúng ta trở nên sống động. Đó là điều mà chúng ta gọi là lời hứa của ngày Lễ Ngũ tuần.
Tuy nhiên, nếu lời hứa ấy là đúng, là thực, thì chúng ta sợ hãi điều gì? Người ta lấy đi thứ gì từ người tu sĩ? Một tòa nhà chăng? Các tu sĩ đã đánh mất rất nhiều ngôi nhà trong nhiều thiên niên kỷ rồi. Họ cần tiền của chúng ta sao? Họ có thể lấy từ những phần chúng ta đóng góp thuế phục vụ cho công trình sửa chữa hay bảo trì. Nếu Đức Giêsu hiện diện nơi đây, thì Người sẽ chúc phúc cho chúng ta. Tôi nghĩ rằng một khi sống đúng Tu luật, chúng ta có thể đi vào thế giới với niềm xác tín thực sự. Niềm xác tín ấy có thể làm lan tỏa Tin Mừng. Không phải là thứ xác tín phô trương, khoe mẽ, hay doạ nạt, ngăm đe, nhưng là niềm xác tín đơn thành của người biết mình là ai.
Nếu Tu luật đòi hỏi tự do vượt trên những áp lực bên ngoài, thì chức năng của nó là giải thoát chúng ta khỏi những phản ứng thông thường, trước những áp lực làm cho chúng ta đau khổ, mệt nhọc. Có lẽ, các bạn đã gặp những tu sĩ hành động như một tù nhân than phiền về hoàn cảnh tù túng của mình: "Ôi, thức ăn gì mà kinh khủng, gớm ghiếc." Khi điều này xảy ra, nó làm mất nhân phẩm của con cái Thiên Chúa, và đau khổ, u sầu, sẽ không làm sáng tỏ quyền năng của Chúa Kitô Phục Sinh. Ngược lại, quyền năng của Chúa Phục Sinh tỏ lộ khi chúng ta thể hiện lòng thương xót trong những hoàn cảnh khốn cùng, tiếp đón và quan tâm nhiều hạng người, và ý thức sự liên đới thiết yếu với tội nhân. Nói thế, vì chúng ta cũng là những con người tội lỗi.
Cuối cùng, một điều rất quan trọng cần nhớ: chính sự liên đới với tội nhân và ý thức chúng ta được yêu thương, được Thiên Chúa đón nhận, là một chân lý cho phép chúng ta sống theo Tu luật, vì chúng ta thường phá vỡ, chống lại lề luật, nhưng lề luật vẫn có đó để trợ giúp chúng ta, và Thiên Chúa cũng hiện diện để chữa lành. Vậy, hãy kiên trì sống theo Tu luật, vì hiểu rằng chúng ta đang tiến tới tự do, tiến tới ánh sáng.
【Ts. Walter Wagner, O.P】