Từ ngữ trong Công vụ - Tài liệu 1
Kính thưa quý anh em,
Tôi xin được gửi đến quý anh em trong Uỷ ban Quản trị một vài suy nghĩ về từ ngữ có thể sẽ được sử dụng cho các suy tư và làm bản văn trong Tỉnh hội.
Có thể xem đây là Tài liệu số 1, nhằm khởi động cho các công việc của Uỷ ban, tuy có phần khá trễ. Xin quý anh em lượng thứ cho sự chậm trễ này. Dự kiến trễ nhất là ngày 22/10 sẽ có Tài liệu làm việc số 2 gửi đến anh em (bao gồm: 1/ Tóm tắt và phân tích Chương Quản trị của 3 Công vụ Tỉnh hội gần nhất; 2/ Tóm tắt và phân loại ý kiến, đề xuất từ các Tường trình, các Góp ý tập thể và cá nhân, 4/ Lược đồ đề nghị cho Bản văn Quản trị.
Nhân đây tôi cũng xin ý kiến của các thành viên Uỷ ban Quản trị về việc xin dời thời hạn nộp Bản văn cho Ban tổ chức vào ngày 10/11/2023, tức là trễ 12 ngày so với thời hạn BTC ấn định. Gửi đúng hạn cũng sẽ có bản văn, nhưng sẽ không được tốt. Mong ý kiến hồi đáp của quý anh em.
Phần trình bày dưới đây sẽ có 3 phần:
- Phần A là các từ khoá, cần giải thích, làm rõ nghĩa khi sử dụng.
- Phần B là các từ sử dụng dễ bị lạc nghĩa, phải thận trọng hoặc dịch lại cho đúng từ nước ngoài;
- Phần C nói về quản trị Đa Minh và trích dẫn một số đoạn trong các lá thư của các vị Tổng quyền gửi cho Tỉnh dòng và Dòng, liên quan đến “Dân chủ Đa Minh”
Ba từ ngữ trên đây có thể sẽ được sử dụng như từ khoá hoặc làm ý tưởng nền tảng cho Công vụ của chúng ta. Khi sử dụng những từ ngữ này, thiết nghĩ chúng ta phải có sự diễn giải và có chọn lựa chứ không dùng theo phong trào, tuỳ tiện.
Thuật ngữ này xuất hiện trong Công vụ Tổng hội Biên Hoà 2019, được dịch là Hiệp lực, Hiệp trợ. Sự hài hoà, bổ túc, trợ lực giữa những yếu tố của đời sống Đa Minh làm nên đời sống Đa Minh toàn diện và thống nhất, xét về cả hai chiều kích cá nhân và chiều kích cộng đoàn.
Mỗi cá nhân sẽ thường xảy ra những căng thẳng (khó thống nhất) và thường không đủ sức (khó toàn vẹn) để cùng lúc vừa chu toàn việc chiêm niệm vừa dấn thân hoạt động. Nhưng cá nhân được thuộc về cộng đoàn, thì sẽ có được sự trợ lực từ anh em khác, nôm na là bù đắp cho những thiếu sót của mình. Đây là ý nghĩa của hiệp lực cộng đoàn. Sự dấn thân của anh em, cho dù có nhỏ bé, cũng góp phần làm nên đời sống cộng đoàn Đa Minh, làm nên bức tranh toàn diện và thống nhất. Ngược lại, cũng chính nhờ cộng đoàn, anh em tìm thấy được động lực để điều chỉnh, cân bằng bản thân mình (không duy hoạt động, không duy cầu nguyện, v.v., Xt. Nguyễn Cao Luật, Tuyên khấn cho sứ vụ)
Thuật ngữ khá quen thuộc của Thượng hội đồng đang diễn ra, với nhiều cách dịch ra tiếng Việt.
- Hiệp hành (HĐGMVN). Theo fr. Thành, “Hành” vừa là đi cũng là làm. Dịch “Thượng hội đồng bàn về tính hiệp hành’’ thì rất bất ổn.
- Hiệp nghị (Phan Tấn Thành, x. giải thích trong Timothy Radcliffe, Suy niệm tĩnh tâm…, tr. 126). “Thượng hội đồng bàn về tính hiệp nghị” sẽ hợp lý hơn.
- Đồng nghị (Nguyễn Thế Truyền), theo nghĩa cùng bàn bạc. “Thượng hội đồng bàn về tính đồng nghị.” Từ “Hiệp” trong “hiệp thông, hiệp nhất” là tích cực, nhưng “hiệp” trong “thoả hiệp” lại thường có nghĩa tiêu cực, một sự cân nhắc hơn thiệt, mỗi bên nhân nhượng chịu thiệt một ít, để hai bên cùng có lợi (win-win), thậm chí nó được nâng lên thành nghệ thuật, chiến lược đàm phán, thương lượng. Hiệp nghị rất dễ hiểu theo cách nghĩ của thời đại này là “hội họp để thoả hiệp” (xt. “Hiệp thương” bên dưới). Phải chăng một số người cũng đang sốt ruột, ngóng xem có sự thoả hiệp nào trong Thượng hội đồng không?
Thuật ngữ xuất hiện trong Tổng hội Tultenango 2022. Accountability: là tính minh bạch, sự giải trình, sự chịu trách nhiệm đòi hỏi phải có trong quản trị, đặc biệt trong kinh doanh, quản trị tài chính. Chính vì đòi hỏi này mà Hội đồng Quản trị phải có trách nhiệm trình bày cho cổ đông các vấn đề liên quan đến hoạt động: tài chính, đầu tư, lợi nhuận, v.v.. của công ty. Cổ đông cũng có quyền thắc mắc, chất vấn Hội đồng Quản trị về tính minh bạch của các hoạt động của công ty tức là phải có kế hoạch rõ ràng (trước) và có báo cáo minh bạch (sau).
“Minh bạch” thường dễ bị người ta hiểu ngay về phương diện luân lý, nhưng minh bạch cũng có thể ám chỉ về tính khoa học của công việc, của cách làm việc, tức là sự rõ ràng trong những bản kế hoạch hay logic trong trình bày vấn đề: có lập luận dựa vào nền tảng và lý chứng; có phương pháp, không rối rắm; sử dụng ngôn ngữ tốt không gây khó hiểu, nhầm lẫn.
Ví dụ: Vị giám tỉnh kinh lý và có cuộc trao đổi với bề trên địa phương. Nội dung của cuộc trao đổi có những vấn đề của tu viện cần phải được làm rõ. Vị bề trên trình bày vấn đề không khoa học, lúng túng không chỉ ra được sự minh bạch của vấn đề, khiến gây ra hiểu lầm cho vị Giám tỉnh. Sau đó, vị Giám tỉnh gặp chung Ban Cố vấn địa phương. Những vấn đề vì đã được bàn kỹ trong Ban Cố vấn và phân chia công việc rõ ràng, nên những thắc mắc của vị Giám tỉnh đã được giải đáp nhanh chóng. Đúc kết cho buổi họp, ngài nói: vấn đề được sự trình bày rõ ràng như thế, thì có “vấn đề” gì đâu!
Nhiều khi vì thiếu khoa học trong phương pháp làm việc, nó khiến đưa đến những nghi ngờ minh bạch trong phạm vi luân lý. “Lý” không rõ, khiến người ta tưởng là “gian”. Nên người đời nói “tình ngay, lý gian” là vậy.
Luật của Dòng chúng ta cũng đòi các vị hữu trách phải có trách nhiệm tường trình, báo cáo công việc của mình cho bề trên cao hơn khi sắp kết thúc nhiệm kỳ hay tường trình cho Tỉnh hội. Theo thông lệ, các nghị huynh thường sẽ dành ít là một đến hai ngày để duyệt xét những báo cáo, và cũng có thể chất vấn.
Trong các tổ chức tu trì, tính minh bạch trước hết nhằm xây dựng sự hiệp thông, vì nó giúp chúng ta tin tưởng lẫn nhau. Và tường trình được xem như một trách nhiệm, cũng giúp cho vị hữu trách xem xét công việc của mình, những điều mình đã làm và chưa làm được, theo Công vụ hay theo kế hoạch của mình, xem xét trong tương quan trách nhiệm với anh em, với Dòng.
Cũng vậy, sự chất vấn nếu có đối với những tường trình, cũng chẳng phải là nhằm ”bới lông tìm vết” mà nói lên trách nhiệm chung, với hy vọng Tỉnh dòng có được sự thăng tiến và quản trị tốt hơn. Tính minh bạch trong tài chính giúp cho người có trách nhiệm không bị cám dỗ sử dụng của chung vào mục đích riêng, hoặc phung phí.
Việc tường trình cuối nhiệm hay tường trình cho Tỉnh hội, chúng ta đã làm cách tương đối đầy đủ. Sự tường trình này vừa thể hiện tính minh bạch, vừa thể hiện sự chịu trách nhiệm của anh em đối với công việc được trao phó. Tuy nhiên việc tìm hiểu, đánh giá, chất vấn, v.v., xem ra anh em chúng ta, cách riêng các nghị huynh, chưa đủ quan tâm, chưa dành thời gian và cũng chưa đủ mạnh dạn. Nếu không làm tốt khâu này, tương lai việc tường trình chỉ là cho có, hoặc cũng không rút ra được kinh nghiệm gì để làm thăng tiến việc quản trị.
Ngoài việc tường trình cuối nhiệm kỳ, còn phải báo cáo về kế hoạch đầu nhiệm kỳ. Điều này đã được CVTH2019 đưa ra chỉ thị, số 226: “Chúng tôi chỉ thị các vị đặc trách, trong sáu tháng đầu nhiệm kỳ, phải trình lên Giám tỉnh và Ban Cố vấn kế hoạch làm việc của ban.” Xem ra chỉ thị này không có tác dụng với anh em mình, ta thường nói là “lờn”.
Các kế hoạch rất cần phải minh bạch, không chỉ có trình Giám tỉnh và Ban Cố vấn, mà anh em cũng phải biết để góp ý và cộng tác. Tuy nhiên chúng ta cần phải xem xét tính khả thi của kế hoạch và thẩm quyền nào sẽ có ý kiến, duyệt xét, v.v.. Nếu yêu cầu Giám tỉnh và BCV làm hết thì e rằng sẽ quá tải, hoặc là báo cáo cho có, vì không có đủ thời giờ để quan tâm, xem xét.
Cần nói thêm, Công vụ chỉ thị cho các Đặc trách thôi. Vậy công việc của vị Giám tỉnh có cần kế hoạch không? Ít là đầu mỗi năm học, phải có chương trình sinh hoạt chung của Tinh dòng và dự kiến làm việc, kinh lý của vị Giám tỉnh để các địa phương theo đó có thể sắp xếp chương trình sinh hoạt riêng.
Cần phải xem lại, làm rõ và thống nhất cách dùng từ ngữ thường dùng trong các bản văn lề luật: SHC, Quy chế, Công vụ, v.v.. Cần thiết phải có một Chỉ Nam về từ ngữ để tham chiếu. Trong Công vụ, có những tuyên bố và quyết định mang tính cách thường xuyên chứ không phải chỉ trong 4 năm. Những tuyên bố, quyết định này phải có sự tổng hợp lại đưa vào Chỉ Nam, nếu không các tỉnh hội kế tiếp không nắm được và sử dụng rất rối rắm. Vài ví dụ dưới đây:
Ví dụ 1: Tuyên bố tách chức vụ “Đặc trách cổ võ ơn gọi” khỏi chức vụ “Giám đốc thỉnh viện” (CV2011). Nếu muốn nhập lại, ta cần phải tìm hiểu nguồn gốc, lý do tại sao tách trước đó.
Ví dụ 2: Quyết định thành lập “Uỷ ban Tông đồ”: bao gồm vị đặc trách Truyền giáo, vị đặc trách Gia đình Đa Minh, vị đặc trách Huynh đoàn Đa Minh là thành viên chính thức. Các ngành khác như : huấn giáo, mục vụ giáo xứ, sinh hoạt xã hội… cũng có thể được mời làm thành viên chính thức hay bán chính thức của Ủy ban (CVTH1985, số 51). (Nói thêm: trong CVTH1985, phần công bố các chức vụ không biết nằm ở đâu!).
Công vụ Tỉnh hội kế tiếp 1990, số 20 chỉ định vị Đặc trách Ban Tông đồ (mất “Uỷ” chỉ còn “Ban”, đến số 129 bên dưới lại bỏ “Ban” và thêm “Sinh hoạt” vào!?)
CVTH1994, số 34 chỉ định đặc trách Ban công tác Tông đồ – Xã hội và Công lý – Hoà bình.
CVTH2003 Ban tông đồ đổi thành Ban Tông đồ - Truyền giáo và bổ sung thêm vị “Đặc trách Mục vụ Sinh viên” vào ban này.
Một Uỷ ban Tông đồ thôi mà thay đổi tên liên tục. Không những thế, CVTH1994, số 129 dùng [thông tri] để xác định vai trò vị Đặc trách Sinh hoạt Tông đồ là điều động, phối hợp bốn ban:
(1) Mục vụ Giáo xứ,
(2) Mục vụ Huấn giáo,
(3) Giáo dân Đa Minh,
(4) Công tác Tông đồ Xã hội và Công lý & Hoà bình.
Ba ban trên, các số trước đó của Công vụ, và các Tỉnh hội trước, đã không thiết lập, nhưng lại đột nhiên xuất hiện. Còn Ban cuối thì bị đổi tên. Việc chỉ định chức danh ở số 34 ở trên với chức danh nêu ở số 129 cũng không thống nhất.
Điều này có phần tế nhị, nhưng chúng ta phải can đảm và thẳng thắn sử dụng ngôn từ để nói cho đúng vấn đề. Thiết nghĩ các nghị huynh rất cần phải bàn vấn đề này trong Tỉnh hội. Chỉ lấy một ví dụ: một anh em sống ngoài cộng đoàn cả chục năm, ai cũng biết là không phải vì lý do mục vụ, nhưng Niên giám vẫn ghi “Được bổ nhiệm, nhưng công tác ngoài tu viện”.
Một vài từ ngữ đề nghị sử dụng cách thận trọng, có giải thích (dân chủ) hoặc tránh sử dụng (hiệp thương), hoặc dùng từ khác (giáo sĩ trị) trong Công vụ. Lý do: những từ ngữ có nghĩa tích cực, nhưng đã bị lạm dụng trở thành nghĩa tiêu cực hoặc tiếng Việt dịch không đúng từ tiếng nước ngoài.
Trong CVTH Biên Hoà 2019, số 91, “clericalism” được dịch là “kiểu sống ‘giáo sĩ trị’’’ và trong Tường trình của vị Tổng quyền, số 137, “décléricalisation” được dịch là “sự giải trừ thói giáo sĩ trị”
Biên Hoà, số 91: Clericalism – the understanding of the ordained priesthood as an elite caste which considers itself unaccountable to the non-ordained – may fragment the brotherhood of the Order and the unity of the Dominican Family as a community of faithful disciples of the Lord.
[Bản dịch] Kiểu sống “giáo sĩ trị” (clericalism) - được hiểu là có những anh em đã lãnh chức linh mục tự coi mình như một giai cấp ưu tuyển, hơn các anh em không lãnh tác vụ - có thể làm phân mảnh tình huynh đệ trong Dòng cũng như sự hiệp nhất của Gia Đình Đa Minh, nơi được coi là một cộng đoàn của những môn đệ trung thành của Chúa.
Relatio 2019, 137 : Une “décléricalisation” de l’évangélisation suppose l’élaboration d’un nouveau paradigme qui pourrait ne pas être aussi “confortable” que ce que nous connaissons habituellement.
[Bản dịch] Một “sự giải trừ thói giáo sĩ trị” trong việc loan báo Tin Mừng ngụ ý phát triển một mô hình mới, có thể không “dễ chịu” như chúng ta thường biết.
Trong bài “Quản trị: Vấn đề giáo sĩ trị” đăng trên tinhhoi.net, anh Ninh Tú Toàn giải thích “Lối sống giáo sĩ trị”. Nhưng tiếc rằng, trong tựa đề anh lại nêu “vấn đề giáo sĩ trị”. Phải chăng đã có sự không thống nhất ở đây: Clericalism là “giáo sĩ trị” hay “lối sống giáo sĩ trị”?
Bộ Giáo luật, Điều 129 §1 viết: “Những người có năng cách giữ quyền lãnh đạo trong Giáo Hội, là quyền do thiên định và cũng được gọi là quyền tài phán, chiếu theo quy tắc luật định, là những người đã lãnh nhận chức thánh.”
Vậy, việc lãnh đạo/quản trị của những người có chức thánh và thuộc hàng giáo sĩ trong Giáo hội có vấn đề gì? Vấn đề là lạm dụng quyền bính, nhất là lạm dụng quyền bính liên quan đến “giáo vụ”, không nhằm vào mục đích thiêng liêng (x. GL 145, §1) thì mới có vấn đề.
Các tài liệu Công giáo phổ biến trên trang mạng, kể cả trang HĐGMVN dùng từ “Giáo sĩ trị” nhằm dịch từ “clericalism”. Đã có ai dịch: Catholicism, Buddhism, communism, feminism, heroism, v.v.. với cái đuôi “trị” không?
“Trị” là “trì vì”, “cai trị”, “quản trị” điều là nghĩa tích cực (Trong Kinh Lạy Cha: “Nước Cha trị đến”). Nếu dịch clericalism là “giáo sĩ trị”, thì có nghĩa nói là việc lãnh đạo của giáo sĩ là tiêu cực, là xấu xa, cần phải dẹp bỏ, cần phải “trị giáo sĩ”. Nếu có trị tội giáo sĩ thì nên trị tội kiểu sống của giáo sĩ lạm dụng quyền bính, coi mình là hạng ưu tuyển, đòi đặc quyền đặc lợi, chứ không phải là tước quyền lãnh đạo của giáo sĩ.
Cách dịch của Tổng hội Biên hoà “kiểu sống giáo sĩ trị” hay “thói giáo sĩ trị” cũng không ổn. “Kiểu sống” hay “thói” ám chỉ cái đi sau là tiêu cực, nên không thể ghép với “giáo sĩ trị’’ là điều tốt. Nếu dịch “lối sống giáo sĩ trị”, thì theo sau “lối sống” sẽ là bổ túc từ cho biết lối sống đó là tốt (lối sống thánh thiện, nhiệm nhặt,…) hay là xấu (lối sống truỵ lạc, hoang phí,…).
Nếu Giáo sĩ dùng quyền lãnh đạo được trao, đúng cách thức thì sẽ đưa đến phục vụ tha nhân; và đúng mục đích thì sẽ đưa đến phục vụ thiện ích thiêng liêng, là ơn cứu độ. Được như vậy thì “giáo sĩ trị” là tốt.
Nếu Giáo sĩ dùng quyền lãnh đạo của mình, sai cách thức: hống hách, trịch thượng, áp đặt, lèo lái, mị dân, v.v..; và sai mục đích: tìm vinh quang, tư túi, cưỡng dâm, v.v.., thì đó là lạm quyền lãnh đạo, nhằm trục lợi cho bản thân. Cái này thì mới cần phải “trị tội”, phải “bài trừ”.
Vì vậy, đề nghị: Clericalism, nếu được dùng trong bản văn Công Vụ thì dịch là “Thói giáo sĩ lạm quyền”.
Phong trào “Anti-clericalism” bắt đầu từ thời Trung cổ ở Châu Âu nhằm đòi sự tách biệt quyền dân sự, chính trị ra khỏi ảnh hưởng của quyền lực Giáo Hội, để có được sự độc lập theo tính cách trần thế của nó. Phong trào này rất đúng đắn, nếu không quá khích.
Phải chăng ngày nay người ta muốn áp dụng “Anti-clericalism” vào trong Giáo Hội, cho nên mới giải thích “clericalism” theo nghĩa rất tiêu cực? Hay phải chăng là người ta muốn áp dụng quan niệm dân chủ thế tục vào việc lãnh đạo trong Giáo hội: lấy dân làm gốc, người lãnh đạo phải do dân sắp đặt, và mọi chuyện lãnh đạo phải theo cảm tính và ý chí của dân? Xin đọc tiếp phần trình bày ở bên dưới.
Ở đây xin không giải thích tầm nguyên mà chỉ căn cứ vào cách hiểu đã phổ biến của từ này trong tiếng Việt, và của thời nay. Dân chủ là quyền làm chủ đất nước thuộc về nhân dân. Một đất nước mà dân làm chủ thì mọi công dân “có quyền tham gia, bàn bạc vào công việc chung” (x. Từ Điển online Hồ Ngọc Đức).
Tham gia bàn bạc là dùng đến phán đoán của lý trí để phân định sự thiện, sự thật, chứ không phải duy cảm tính, hay duy ý chí, được căn cứ vào cái có lợi. Điều gì số đông muốn điều có lợi hay cảm tính về điều gì đó là tốt, thì điều đó là tốt, là đúng. Không cần phải bàn bạc thêm nữa, cứ bỏ phiếu theo cảm tính hay ý muốn là xong, quá bán là OK, bất chấp điều chọn lựa đó có đúng, có thiện hay không!
Giác quan dễ dàng nhận thức cái có lợi. Nếu dựa vào cảm tính, người cũng dễ tìm được mẫu sống chung bằng đa số phiếu. Nhận thức cảm tính thì sẽ thất thường “lúc nắng lúc mưa”, không có tính ổn định và chủ quan trong sự nhận thức điều thiện.
Trong quảng cáo và kích thích tiêu thụ, người ta đánh mạnh vào giác quan, nó dễ dàng bị hấp dẫn bởi cái có lợi, bị lôi cuốn bởi cái trực quan: to lớn, hoành tráng, ngon ngọt, thơm tho, mềm mại, v.v…
Trong chính trị, người ta có thể định hướng quần chúng nhận thức và phán đoán theo cảm tính, một kiểu mị dân và lèo lái tâm lý, nhằm mục đích chính trị, lợi ích của phe nhóm.
Trong văn hoá, người ta nói đến “văn hoá nước chấm” của người Việt, rất cầu kỳ loại nào ra loại đó. Thậm chí, nước chấm có thể định hình độc quyền cho cả một thương hiệu nhà hàng, không đâu có được. Có phải chăng đó là văn hoá thiên về cảm giác, không quan tâm đến chất lượng của cái được chấm, chỉ cần có được cái cảm khoái của nước chấm mang lại là đủ?!
Cha Timothy, trong các tác phẩm của mình, thường hay nói đến “trí tưởng tượng” (cách dịch của fr. Luật), một khả năng giúp ta vượt qua nhận thức giác quan, nắm bắt bản chất và ý nghĩa siêu hình của thực tại, nhờ đó mà ta có được tương quan với thực tại một cách đúng đắn. Thiếu trí tưởng tượng, rất khó để chúng ta hy vọng và mở ra với tương lai. Trí tưởng tượng ở đây không phải là giác quan nội của tâm lý, mà là của lý trí hướng đến giá trị, sự thiện và ý nghĩa. Trí tưởng tượng giúp ta mở ra với cái khả thể chưa vươn tới, chứ không phải cái tưởng tượng hão huyền.
Đi xa hơn, cha Timothy nói đến trí tưởng tượng Kitô giáo của cảm thức đức tin, nhờ đó chúng ta vươn đến thực tại siêu nhiên. Điều này cha cũng nói đến khi cử hành Thánh Thể, “nếu giác quan không cảm thấy gì” (Đây Nhiệm Tích), và lý trí cho là điên rồ, là vô lý, không còn hy vọng, thì nhờ trí tưởng tượng do đức tin, mà chúng ta được mở ra với thực tại siêu việt, mở ra với tương lai “hy vọng khi chẳng có chi để hy vọng” (Rm 4,18).
Dân chủ tư bản dựa rất nhiều vào “Thuyết vị lợi” lấy lợi ích đa số làm tiêu chuẩn hành động, không quy chiếu vào nền tảng đạo đức khách quan, có được do phán đoán của lý trí. Dân chủ quy chiếu vào lợi ích của đa số sẽ tạo bất công, thậm chí có thể biến thiểu số thành phương tiện để đa số đạt được lợi ích của mình.
Nếu đa số tranh thủ được lợi ích quyền lực, người ta sẽ đạt được lợi ích địa vị, lợi ích vật chất. Việc lãnh đạo được quyết định bởi đa số trao quyền, giám sát, khi cần thì truất phế. Nhóm lãnh đạo trở thành con rối do nhóm đa số điều khiển. Một thứ dân chủ lấy ý chí của dân làm chủ như này thực chất là một hình thức độc tài của nhóm đa số áp đảo thiểu số, miễn là có lợi cho đa số, không cần phải xét phải trái, đúng sai. Ngược lại nếu nhóm lãnh đạo khôn khéo, có thể lèo lái dân chúng để có được sự ủng hộ của đa số cho mình.
Trong thực tế, “dân chủ” theo hướng lấy ý chí của dân làm chủ xem ra đã phổ biến. Ví dụ: dân muốn phá thai, thì làm luật để hợp pháp hoá phá thai; dân muốn sống chung đồng giới, thì làm luật hợp pháp hoá sống chung đồng giới. Trong Giáo hội cũng có một đòi hỏi tương tự như vậy, nếu dân muốn “sống chung đồng giới”, thì linh mục phải “chúc lành” (chưa đến nỗi đòi làm bí tích) cho những cặp đồng giới. Cái gì đa số dân muốn, thì hợp pháp hoá bằng luật, chứ không cần phải bàn nhiều, và cũng không cần phải nghe quan điểm đối lập.
Để đạt được mục đích, dân chủ duy ý chí này thường dùng biện pháp tranh luận “ad hominem” - công kích cá nhân, dùng công luận, dư luận để hạ uy tín đối phương, và như vậy có thể sẽ bịt được miệng hoặc làm giảm lý lẽ của đối phương.
Giáo hội là dân của Thiên Chúa, và các cộng đoàn trong Giáo hội cũng vậy, không thể là do dân làm chủ được. Chính Thiên Chúa mới là Chủ. Dân của Thiên Chúa - laos (tuy có khác biệt về bậc sống, chức vụ, phận vụ), đều cùng đi tìm ý Thiên Chúa. Đó là lý do khi bầu bề trên, cộng đoàn phải cử hành Lễ Chúa Thánh Thần, để xin ơn soi sáng cho biết “Chúa chọn ai”, hay trước Thượng hội đồng, phải tĩnh tâm.
Chúng ta có thể cùng nhau bàn bạc, tranh luận dựa trên lý trí để biết đâu là ích chung, đâu là những thiện ích ưu tiên, rồi phải đưa ra quyết định. Các thẩm quyền đưa ra quyết định cuối cùng là:
(1) Công hội (quyền tập thể);
(2) Bề trên và Ban cố vấn (quyền cá nhân, với sự đồng ý của tập thể)
hoặc Bề trên (quyền cá nhân).
Tuy nhiên, các thẩm quyền này vẫn tôn trọng thẩm quyền tối thượng của lương tâm cá nhân, dĩ nhiên cần một lương tâm ngay chính, chứ không phải bất chấp lý lẽ. Bổ nhiệm không theo ý muốn của mình, là bỏ nhà ra đi hay hờn dỗi không làm việc!
“Hiệp thương” theo nghĩa Từ điển, là “cùng bàn bạc để thống nhất.” Từ điển Hồ Ngọc Đức thêm “thương lượng, dàn xếp”. Từ này sử dụng trong thực tế ám chỉ các nghĩa tiêu cực nhiều hơn: thoả thuận, thương lượng, dàn xếp, thoả hiệp, v.v., đặc biệt là trong thương trường, trong chính trị. Cách suy nghĩ này rất dễ ảnh hưởng vào quản trị Đa Minh, nhưng sẽ là không phù hợp với một cộng đoàn tu trì.
Hiệp thương thế tục hoàn toàn khác, thậm chí trái ngược hẳn với bàn bạc để đi đến đồng thuận (consensus) của quản trị Đa Minh mà Sách Hiến pháp và Chỉ thị nói đến. Cha Timothy cũng bàn nhiều đến điều này trong các thư gửi cho toàn Dòng. Chúng ta bàn bạc để đồng thuận và soi sáng cho nhau để phân định thiện ích và những ưu tiên, chứ không phải là thương lượng, dàn xếp với nhau. Bề trên và anh em đối thoại không phải để dò ý tứ, khả năng đối phương, để có chiến lược, chiến thuật trình bày vấn đề sao cho đạt được win-win. Ví dụ đề nghị mua một miếng đất với 60/40, tức địa phương bỏ ra phần nhiều, trung ương phần ít hơn. Cả hai vui vẻ, không bên nào phải gánh nặng quá mức! Địa phương chịu thiệt đi một ít sẽ dễ thuyết phục Trung ương đồng ý hơn. Đạt được “hiệp thương” kiểu này là có thể coi như thành quả của “dân chủ” vậy!?
C. “Dân chủ” trong quản trị Đa Minh,
Hiến pháp Nền tảng §VII minh định quản trị của chúng ta là “thể thức quản trị mang tính cộng đoàn”. SHC không dùng từ “dân chủ”. Tuy nhiên, để làm rõ “quản trị mang tính cộng đoàn” sẽ phải vận hành ra sao để đạt được mục đích, Dòng chúng ta vẫn dùng khái niệm “dân chủ” trong các bản văn chính thức khác.
Trong các lá thư gửi cho Tỉnh dòng hay toàn Dòng, các vị Tổng quyền, đặc biệt Fr. Aniceto Fernández rất dè dặt và thậm chí cảnh giác cách hiểu mập mờ hoặc nguy cơ đem dân chủ quá khích áp dụng vào thể chế và quản trị của Dòng.
Cha Vincent de Couesnongle nêu quy tắc đa số phiếu của Đa Minh là nhắm tìm kiếm sự “đồng tâm nhất trí” bao nhiêu có thể, chứ không phải biến thành phe phái. Để bỏ phiếu, trước đó phải có bàn luận, có tiếng nói, nhất là phải lắng nghe tiếng của Thánh Thần.
Cha Damian Byrne phân biệt: Dân chủ dân sự, chỉ cần đạt đa số phiếu cho một quyết định là xong; trong khi Dân chủ Đa Minh, cũng dựa trên đa số phiếu, nhưng nhằm có được một tinh thần, một trái tim, một sự đồng cảm rộng lớn hớn. Sự đồng thuận của một trách nhiệm chung, chứ không phải do bỏ phiếu chống, tôi không thuộc về phe đa số đó, nên tôi bất hợp tác, không tham gia.
Riêng cha Timothy hay dùng từ “dân chủ”, nhưng ngài luôn xác định với những cụm từ “dân chủ của chúng ta” hay “dân chủ Đa Minh”. Theo cha, dân chủ là lắng nghe, đối thoại, bàn bạc để tìm kiếm ý Thiên Chúa và phục vụ công ích, công ích lớn nhất là ơn cứu độ con người. Dân chủ là dám nói sự thật: nói với nhau, nói về nhau, và nói cho nhau nghe, trong sự tôn trọng người đối thoại, như những người anh em. Dân chủ là dám chấp nhận mất thời giờ lắng nghe nhau, dám nghi ngờ lập trường của mình và cũng dám chịu tổn thương khi anh em tỏ ra không tin tưởng những điều tôi đang trình bày.
Tuy nhiên, cha cũng cảnh báo quản trị dân chủ của chúng ta nếu không được vận hành đúng cách, đúng mục đích, không có nền tảng của Tin Mừng, thì sẽ biến thành một thứ dân chủ thoả hiệp, đến độ coi việc tuân phục chỉ còn là thương lượng, để đôi bên cùng có lợi, hoặc dân chủ đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, để tìm sự an thân, dễ dãi.
Cha Bruno Cadoré, trong một lá thư gửi toàn Dòng, đề cập về cuộc khủng hoảng niềm tin của con người thời đại “liên quan đến những cơ cấu thể chế và tính mong manh của lối điều hành dân chủ” (Trong “Thánh Đa Minh, quản trị, linh đạo và tự do”, Can đảm hướng tới tương lai, tr. 881).
Trong một lá thư khác, cha gọi là một thứ “dân chủ không cần thiết và vô nghĩa”, xem con người như hàng hoá ẩn dưới lớp vỏ bọc bảo vệ nhân phẩm, nhân quyền (x. “Được sai đi loan báo Tin Mừng”, Sđd., tr. 909).
“Quản trị mang tính cộng đoàn” của Đa Minh có thể nói là con đẻ của một thời đại, một xã hội “dân chủ” (đặc biệt ở các đại học) đang hình thành tại Châu Âu thế kỷ XIII. Khi “dân chủ dân sự” được đưa vào thể chế và quản trị của Dòng, nó đã được chọn lọc, thanh lọc và bổ túc qua nhiều Tổng hội và đời sống thực tế của anh em. Cơ cấu thể chế và quản trị Đa Minh từng được ví là “Vương cung thánh đường”, mà dựa trên đó, nước Mỹ xây dựng lên thể chế dân chủ tồn tại cho đến nay. Tuy vậy, dân chủ thế tục có những mặt trái của nó.
Rất cần có một sự thanh lọc và phân định, khi vận dụng khái niệm dân chủ thế tục áp dụng vào đời tu. Không thể lấy ý dân làm ý Chúa. Chân lý được mặc khải, được ban tặng chứ không phải do con người có thể tự quyết định theo ý chí của mình hay của tập thể.
Xin trích dẫn một số đoạn nói lên cái nhìn của các vị Tổng quyền về “dân chủ” trong Dòng, tuy có hơi dài nhưng khá cần thiết cho công việc của Uỷ ban trù bị bản văn Quản trị.
Fr. Aniceto Fernández:“Thuyết dân chủ quá khích. Do quan niệm tương phản của một thứ cá đối bằng đầu, thuyết dân chủ quá khích làm cho quan niệm tùng phục – đặc tính của đức vâng lời – bị mai một, thành thử chỉ có thể thoả thuận sau khi đã tranh luận” (“Diễn từ ngày thành lập Tỉnh dòng”, Sđd., tr. 20).
Fr. Vincent de Couesnongle:“Nền tảng của luật dân chủ là quy tắc đa số. Tuy nhiên với chúng ta quy tắc này không hẳn như thế, mặc dù chúng ta vẫn thường xuyên bỏ phiếu. Lề luật riêng của chúng ta phải là sự đồng tâm nhất trí. Trong tu viện hội – Tỉnh hội và Tổng hội cũng vậy – vị bề trên không nên tìm cách để bỏ phiếu cho nhanh, nhưng phải cố gắng sao cho vấn đề được giải quyết cách thẳng thắn và triệt để, sao cho mọi người đều có tiếng nói; một cuộc tranh luận chung sẽ đem đến một sự đồng thuận bao nhiêu có thể. Nỗ lực để đạt được sự đồng tâm nhất trí này – dẫu cho chúng ta không luôn luôn đạt được – chính là bảo đảm chắc chắn về sự hiện diện của Chúa và Thánh Thần của Người, và bởi sự thật chắc chắn này, sự đồng tâm nhất trí đó chính là con đường chắc chắn hơn để khám phá ra thánh ý Thiên Chúa.” (Trong Bài phát biểu “Can đảm hướng tới tương lai” được fr. Damian Byrnne trích lại 2 lần trong “Cùng nhau thi hành sứ vụ”, Sđd., tr. 208 và “Thư gửi các chị em đan sĩ”, Sđd., tr. 237)
Fr. Damian Byrne:“Chúng ta phải luôn lưu ý đến sự khác biệt giữa nền dân chủ dân sự và nền dân chủ của chúng ta. Trong các nền dân chủ dân sự, quyền bính phát xuất từ phiếu bầu của đa số tuyệt đối, và việc bỏ phiếu có thể đi đến một quyết định. Trong hệ thống dân chủ Đa Minh, mục đích của chúng ta là làm sao có được một tinh thần, một trái tim, nhằm đạt được một sự đồng cảm rộng lớn hơn bao nhiêu có thể. Đó là một chứng tá có giá trị mạnh mẽ hơn nhiều so với một đa số tuyệt đối.” (Trong “Đời sống cộng đoàn”, Sđd., tr. 174).
Fr. Timothy Radcliffe:“Cách điều hành của chúng ta đôi khi có thể kém hiệu quả, nhưng nó làm nên những người giảng thuyết. Hình thức điều hành của chúng ta liên kết sâu xa với ơn gọi làm người giảng thuyết, vì chúng ta có thể nói một cách có uy tín về sự tự do của chúng ta trong Chúa Kitô nếu chúng ta đã sống sự tự do ấy với nhau. Nhưng truyền thống dân chủ và phân quyền của chúng ta không bao giờ có thể được coi là lời bào chữa cho sự án binh bất động và vô trách nhiệm. Đó không phải là một cách để chúng ta thoái thác những thách đố trong sứ vụ của mình.” (Trong “Dấn thân thi hành sứ vụ”, Sđd., tr. 278-79).
Fr. Timothy Radcliffe:“Truyền thống dân chủ của Dòng, sự nhấn mạnh đến việc chia sẻ trách nhiệm, tranh luận và đối thoại có thể khiến cho ta tưởng rằng những đòi hỏi của đức tuân phục đặt ra cho chúng ta không lớn bằng những đòi hỏi trong hệ thống chuyên chế và tập trung quyền hành hơn. Khi đó, tuân phục lại không luôn luôn là thỏa hiệp giữa cái tôi muốn với cái Dòng đòi hỏi hay sao? Người ta có thể thương lượng một sự tự quyết hạn chế nào đó không? Tôi không nghĩ thế. Tình huynh đệ đòi chúng ta tất cả những gì chúng ta là. Vì cũng như mọi lời khấn khác, đức tuân phục hướng đến Caritas – đức mến một cách diễn tả tình yêu, do đó cũng phải hết lòng. Sẽ khó tránh khỏi tình trạng căng thẳng giữa tiến trình đối thoại, tức là tìm kiếm công ý (consensus), và lúc đặt mình vào tay anh em, nhưng đó là sự căng thẳng phúc lợi, hơn là một sự thoả hiệp do thương lượng mà có.” (Trong “Dấn thân thi hành sứ vụ”, Sđd., tr. 278).
Fr. Timothy Radcliffe:“Tình huynh đệ trong truyền thống Đa Minh, hình thức dân chủ trong cách điều hành mà chúng ta yêu chuộng, đều không phải chỉ là một cách thế tổ chức đời sống của chúng ta và để đưa ra những quyết định, nhưng còn muốn nói lên một điều gì đó thuộc mầu nhiệm đời sống của Thiên Chúa. Việc các anh em được nhìn nhận như là một Ordo Fratum Praedicatorum là biểu hiện điều chúng ta rao giảng, đó là mầu nhiệm tình yêu bình đẳng hoàn hảo tức là Thiên Chúa Ba Ngôi.” (Trong “Dấn thân thi hành sứ vụ”, Sđd., tr. 295).
Fr. Timothy Radcliffe:“Ngay từ thời khai nguyên của Dòng, chúng ta đã đạt được những quyết định này một cách dân chủ, bằng bàn luận để đi tới bỏ phiếu. Nhưng cái làm cho tiến trình dân chủ này có nét đặc sắc của Đa Minh, đó là chúng ta không chỉ lo tìm xem ý muốn của đa số là gì, nhưng tìm xem những nhu cầu của sứ vụ là gì. Chúng ta được phái đi thi hành sứ vụ nào? Hiến pháp nền tảng của Dòng đã nêu rõ sợi dây nối kết giữa việc quản trị dân chủ của chúng ta với lời đáp trả đối với những nhu cầu của sứ vụ: “Thể thức cộng đoàn của việc quản trị đặc biệt thích hợp cho việc phát triển và thường xuyên canh tân của Dòng… Việc Dòng thường xuyên kiểm thảo này là cần thiết không phải chỉ vì tinh thần hoán cải thường hằng của Kitô giáo, nhưng còn vì ơn gọi đặc biệt của Dòng thúc đẩy Dòng thích ứng sự hiện diện của mình trong thế giới với mỗi thế hệ” (LCO, I, §VII).
Thể chế dân chủ của chúng ta có thể giúp chúng ta đảm nhận trách nhiệm hoặc thoái thác. Chúng ta tự do để đưa ra những quyết định có thể đảo lộn cuộc đời chúng ta, hoặc chúng ta có thể điềm nhiên toạ thị. Chúng ta có thể bầu lên những ông bề trên dám đòi hỏi chúng ta nhiều hơn là chúng ta cảm thấy mình có thể cống hiến, hoặc chúng ta chọn lấy một người anh em sẽ để lại cho chúng ta hai chữ bình yên. Nhưng chúng ta phải rõ ràng trong sáng về điểm này: dân chủ của chúng ta chỉ có tính cách Đa Minh nếu việc chúng ta bàn luận và bỏ phiếu là một nỗ lực để lắng nghe Lời Thiên Chúa mời gọi chúng ta bước đi trên con đường làm môn đệ.” (Trong “Tự do và trách nhiệm theo tinh thần Đa Minh”, Sđd., tr. 380-81).
Fr. Timothy Radcliffe:“Vì nếu cùng đích của bất kỳ việc quản trị nào là làm sao cho anh em được tự do, thì nó có nền tảng trên tình huynh đệ của chúng ta rồi. Nếu không cố gắng sống với nhau trong sự hiệp nhất của tâm hồn và trí khôn, thì sự dân chủ của chúng ta thất bại.” (Trong “Tự do và trách nhiệm theo tinh thần Đa Minh”, Sđd., tr. 385).
Fr. Timothy Radcliffe:“Học để nói những lời của sự thật đúng là một thách đố quan trọng. Nền tảng của tính dân chủ của chúng ta là chúng ta dám nói thật với nhau, chúng ta dám đưa những căng thẳng và những xung đột làm thương tổn đời sống chung và sứ vụ chung thành ngôn từ. Nếu chúng ta hiện có hành động như thế, thì thường chúng ta làm với bất cứ ai, trừ người anh em có liên quan tới vấn đề.” (Trong “Tự do và trách nhiệm theo tinh thần Đa Minh”, Sđd., tr. 392).
Fr. Timothy Radcliffe:“Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình tại Pháp, khi được hỏi đâu là điểm trọng tâm của linh đạo chúng ta, tôi cũng ngạc nhiên như người phỏng vấn khi tôi trả lời rằng: “Dân chủ”. Thật vậy, đó là trọng tâm của đời sống chúng ta. Là một người anh em là phải có quyền lên tiếng và bỏ phiếu. Quả vậy, vì chúng ta không có những lá phiếu chỉ xét như là những nhóm gồm những cá nhân riêng tư, tìm những quyết định thoả hiệp sẽ lấy đi của mỗi người tự do riêng tư bao nhiêu có thể. Dân chủ của chúng ta phải diễn tả tình anh em của chúng ta. Đó là một cách diễn tả sự hiệp nhất của chúng ta trong Đức Kitô, một thân thể duy nhất.
Đối với chúng ta, dân chủ còn là một cái gì cao hơn là việc bỏ phiếu để tìm ý muốn của đa số. Nó còn bao gồm việc tìm xem đâu là thánh ý của Thiên Chúa. Thái độ chăm chú lắng nghe người anh em của chúng ta là một cách diễn tả thái độ vâng phục Chúa Cha. Thái độ chăm chú lắng nghe này đòi phải có trí khôn suy nghĩ. Khốn nỗi, Thiên Chúa lại không phải lúc nào cũng nói một cách rõ ràng qua người anh em của tôi. Thế nên, đôi lúc điều anh ấy nói là sai rõ ràng! Nhưng mà ngay ở trọng tâm sự dân chủ của chúng ta là xác tín rằng ngay cả khi điều anh ấy nói là điều điên rồ và sai lầm, thì trong đó vẫn có một hạt giống nào đó của chân lý đang chờ đợi được giải cứu. Tuy tôi không đồng ý với anh ấy, nhưng anh ấy vẫn có thể dạy tôi một điều gì đó. Học nghe: đó là một sự thao luyện trí tưởng tượng và lý trí. Tôi cần phải dám nghi ngờ lập trường của riêng tôi, mở tâm hồn mình đón nhận những vấn đề anh ấy nêu ra, để cho mình có khả năng bị thương tổn trước những nghi ngờ của anh ấy. Đó là một hành vi của đức ái, sinh ra từ lòng đam mê sự thật. Thật ra, đó là sự chuẩn bị tốt nhất để trở thành một nhà giảng thuyết “ân sủng và chân lý”.
[…]
Thể chế dân chủ đáng yêu của chúng ta đòi hỏi thời giờ. Nó có thể làm cho chúng ta chán nản. Một ít người thấy những cuộc hội họp dài là chán cũng như tôi vậy. Không hiệu quả. Tôi không tin rằng Dòng chúng ta sẽ là một trong những Dòng hiệu quả nhất trong Hội thánh. Và nếu đó là điều chúng ta tìm thì chúng ta sai lầm. Cảm tạ Thiên Chúa vì có nhiều Dòng hiệu quả hơn chúng ta. Cảm tạ Thiên Chúa vì chúng ta không cố gắng để ganh đua với các Dòng đó. Một sự hiệu quả nào đó là cần thiết để sự tê liệt không làm cho chúng ta mất sự tự do. Nhưng nếu chúng ta lấy hiệu quả làm mục đích chúng ta theo đuổi, thì có thể chúng ta làm băng hoại sự tự do vốn dĩ là tặng phẩm của chúng ta dành cho Hội thánh. Chúng ta có truyền thống dành cho mỗi anh em có quyền có tiếng nói, nhưng tiếng nói đó sẽ là chứng tá cho các giá trị Tin mừng mà chúng ta cống hiến cho Hội thánh và đó cũng là điều mà Hội thánh hiện nay cần hơn bao giờ hết.” (Trong “Tự do và trách nhiệm theo tinh thần Đa Minh”, Sđd., tr. 393).
Fr. Timothy Radcliffe:“Một trong những trách nhiệm long trọng nhất mà tính dân chủ đòi buộc chúng ta là bỏ phiếu chấp nhận các ứng sinh vào Dòng, hoặc nhận cho anh em khấn. Đó là một cách diễn tả tuyệt đẹp về trách nhiệm chung của chúng ta. Ở đây, việc chúng ta bỏ phiếu như thể đi tìm chân lý, như thể đó là một phần trong tiến trình phân định xem người anh em ấy có được Thiên Chúa gọi để chia sẻ đời sống chúng ta hay không. Việc đó không bao giờ được trở thành một cách để biểu lộ phe phái kiểu chính trị, hoặc những mối liên hệ cá nhân của chúng ta, hoặc thích hay không thích một người anh em. ” (Trong “Tự do và trách nhiệm theo tinh thần Đa Minh”, Sđd., tr. 397).
Fr. Timothy Radcliffe:“Dân chủ không có nghĩa là chuyện gì tu viện trưởng cũng phải đưa ra công hội. Chúng ta bầu những anh em giữ những trách nhiệm đặc biệt để anh em được tự do thi hành sứ vụ. Khi bầu một anh em giữ việc quản trị, chúng ta phải để cho anh ấy tự do thi hành nhiệm vụ đó. Hiến pháp đã cho biết khi nào tu viện trưởng phải tham khảo ý kiến của cộng đoàn, hoặc khi nào Công hội hay Ban cố vấn có quyền quyết định. Nhưng bề trên không nên dùng điều này như một cớ để chối bỏ trách nhiệm của cộng đoàn đối với bất cứ điều gì quan trọng liên hệ tới anh em. “Điều gì liên quan tới mọi người thì phải được mọi người chấp thuận.” Nguyên tắc nền tảng được cha Humbertô Romans đặt ra vào thế kỷ XIII là tu viện trưởng phải tham khảo ý kiến cộng đoàn trong mọi vấn đề quan trọng, nhưng không nhất thiết phải làm như vậy nếu đó là vấn đề không quan trọng, và trong những vấn đề trung độ, thì sự khôn ngoan. (Trong “Tự do và trách nhiệm theo tinh thần Đa Minh”, Sđd., tr. 404-05).
Fr. Timothy Radcliffe:“Vai trò dân chủ của công hội là trọng tâm đối với đời sống của chúng ta đến độ chúng ta có thể bị cám dỗ thừa nhận rằng tu viện trưởng chỉ là người chủ tọa công hội, và vai trò duy nhất của anh ấy là hướng dẫn các cuộc tranh luận để anh em có thể đạt tới một sự đồng thuận, consensus, tối đa. Nhưng Hiến pháp (LCO số 299.300) cũng khẳng định rằng tu viện trưởng giữ vai trò của người gìn giữ đời sống tu trì và hoạt động tông đồ của cộng đoàn. Chẳng hạn, anh ấy phải thường xuyên giảng cho anh em. Điều này, một cách nào đó, không hề phương hại đến nguyên tắc dân chủ. Nó chứng tỏ rằng cộng đoàn địa phương là một phần của Tỉnh dòng, cũng như Tỉnh dòng là một phần của Dòng và, vì vậy, cộng đoàn địa phương không thể có những quyết định nghịch với những gì anh em đã đề ra trong Tỉnh hội hay Tổng hội. Chính nhân danh tính dân chủ rộng hơn mà tu viện trưởng tại địa phương phải thấy rằng mình không thể chấp nhận ý muốn của đa số. Nếu anh em bỏ phiếu tán thành việc lắp đặt một bồn tắm hiện đại cho mỗi phòng, thì bề trên sẽ phải từ chối, không được đồng ý.” (Trong “Tự do và trách nhiệm theo tinh thần Đa Minh”, Sđd., tr. 405).
Fr. Timothy Radcliffe:“Một Giám tỉnh hoặc một Tổng quyền đôi khi cũng phải huỷ bỏ kết quả bầu cử. Điều này cũng có thể gây đau lòng. Nhìn bên ngoài, làm như thế là chúng ta đang hủy hoại quyền dân chủ của anh em tức là được quyền được chọn bề trên của mình. Nhưng đôi khi vẫn phải làm như thế, chỉ vì những bề trên ấy đã được bầu lên một cách dân chủ để lo lắng cho công ích của Tỉnh dòng hoặc của Dòng. Có lẽ sẽ là đụng chạm đến tính dân chủ nếu các vị đó phải từ chối đảm nhận trách nhiệm vì đó các vị đã được bầu lên. Có những giai đoạn trong tiến trình này. Cộng đoàn bỏ phiếu. Bề trên phải quyết định xem có nên phê chuẩn hay hủy bỏ. Anh em được bầu lên phải chấp nhận hoặc từ chối. Bề trên phải quyết định xem có nên chấp nhận sự từ chối đó hoặc năn nỉ không. Ở mỗi giai đoạn, chúng ta phải thực hành trách nhiệm của riêng chúng ta, không can thiệp hoặc ép buộc, để chúng ta có thể khám phá thấy điều gì thực sự là để phục vụ công ích. ” (Trong “Tự do và trách nhiệm theo tinh thần Đa Minh”, Sđd., tr. 412).
Fr. Timothy Radcliffe:“Ít khi cần Tổng quyền trực tiếp can thiệp vào việc quản trị của Tỉnh dòng. Nếu như phải làm như thế, có thể anh em sẽ khó chịu. Ra như quyền dân chủ của anh em trong việc đưa ra quyết định liên quan đến đời sống và sứ vụ của anh em bị tước đoạt. Chưa hẳn một việc can thiệp như thế lúc nào cũng là một nỗ lực để làm cho anh em vững mạnh, và giúp anh em canh tân trong tinh thần tự do và trách nhiệm của anh em. Nếu việc quản trị ở cấp Tỉnh dòng trở nên suy yếu hoặc thậm chí tê liệt, lúc đó Tổng quyền phải can thiệp trực tiếp, để anh em lại lấy được sự tự do mà đối diện với tương lai. Đây thường là vấn đề khi chúng ta phải xem xét việc sáp nhập các Tỉnh dòng. ” (Trong “Tự do và trách nhiệm theo tinh thần Đa Minh”, Sđd., tr. 413).
Fr. Timothy Radcliffe:“Việc quản trị của Đa Minh cũng thế, để lại những dấu ấn thời gian và không gian nó đã ra đời, tức là một khoảnh khắc cụ thể trong lịch sử châu Âu, chúng ta đã ra đời vào giai đoạn thử nghiệm những hình thức mới của các thể chế dân chủ và bầu khí trí thức mạnh mẽ. Hình thức quản trị này trở thành cụ thể trong Dòng vào những năm sắp tới như thế nào khi 2/3 những người đang ở trong thời kỳ đào tạo thuộc những nền văn hoá không phải là Tây phương? Làm thế nào để Dòng hội nhập vào nền văn hóa Tây phương như hiện nay, với những điểm mạnh và những điểm yếu, với lòng yêu mến tự do và cám dỗ chạy theo chủ nghĩa tiêu thụ? Điểm trọng tâm của truyền thống quản trị chúng ta là tìm chân lý qua việc bàn luận và đối thoại. Chúng ta phải duy trì việc quản trị của Dòng như thế nào trong một xã hội mà chính ý tưởng chân lý đang gặp khủng hoảng? Hội nhập việc quản trị Đa Minh vào những nền văn hóa này luôn bao hàm cả thách đố lẫn sự phong phú. Sự hội nhập này phải nêu lên được sự tự do và trách nhiệm, đó là chứng tá có tính cách Tin mừng sâu xa, nhưng chính những nền văn hóa khác nhau cũng có thể giúp chúng ta học biết những giá trị này thực sự nghĩa là gì.” (Trong “Tự do và trách nhiệm theo tinh thần Đa Minh”, Sđd., tr. 416).
Fr. Timothy Radcliffe:“Thái độ kính trọng đối với những người già trong xã hội châu Phi liệu có đem đến cho chúng ta có một cái nhìn sâu sắc mới về quyền hạn chính đáng của mỗi thế hệ, hay là nó lại đi ngược với truyền thống dân chủ của chúng ta? Liệu cách một số Tỉnh dòng ở Tây phương để anh em có tài khoản ở ngân hàng có dẫn đến ý thức đúng đắn của người Đa Minh về trách nhiệm sâu xa hơn, hay lại đưa đến đời sống riêng tư là điều hủy hoại đời sống chung của chúng ta? (Trong “Tự do và trách nhiệm theo tinh thần Đa Minh”, Sđd., tr. 417).
Fr. Bruno Cadoré:“Chính nhờ đời sống cộng đoàn mà chúng ta có cơ hội đạt đến sự tự do khi góp phần vào việc xây dựng tình hiệp thông. Vì lẽ đó, dạng thức “tôn giáo công hội” là điểm thiết yếu trong linh đạo chúng ta: mỗi thành viên trong cộng đoàn có tiếng nói của mình, và trong khi dấn thân vào việc cùng nhau tìm kiếm thiện ích chung phù hợp với sứ mạng là tôi tớ của Lời, họ tham dự trọn vẹn vào việc quản trị của Dòng. Việc quản trị này có tính dân chủ, không hệ tại việc nêu rõ quyền bính của đa số, nhưng đúng hơn, hệ tại ở việc tìm kiếm sự đồng tâm nhất trí theo đường lối dân chủ.” (Trong “Thánh Đa Minh, quản trị, linh đạo và tự do”, tr. 853-54).
Fr. Bruno Cadoré:“Những suy tư quý giá từ các vị tiền nhiệm của tôi đã giúp chúng ta hiểu tính dân chủ trong Dòng là một thể thức không phải là để thực thi quyền bính theo đa số, nhưng đúng hơn là cách thức tìm kiếm sự đồng thuận cao nhất có thể. Sở dĩ việc đối thoại và tranh luận giữa các anh em là điều rất quan trọng trong truyền thống của chúng ta, đó là để mỗi người có thể tham gia bày tỏ, cách tự do và tin tưởng, thiện ích chung cho tất cả mọi người, mà vì lợi ích đó mỗi người sẽ cam kết góp phần của mình. Một cuộc đối thoại huynh đệ như vậy có thể thực hiện trong sự tôn trọng mang tính huynh đệ, sự cởi mở và tự do diễn tả suy nghĩ của mình mà chúng ta thể hiện với nhau. ” (Trong “Thánh Đa Minh, quản trị, linh đạo và tự do”, tr. 857-58).
Fr. Bruno Cadoré:“Qua các kinh nghiệm và chứng từ, một lần nữa, người ta khám phá ra rằng cần phải dấn thân quyết liệt để củng cố lối sống riêng của chúng ta, cả cá nhẫn lẫn cộng đoàn. Một mặt, chúng ta phải làm tất cả những gì có thể trong các thực thể của mình, để cổ võ sự thăng tiến cá nhân, sự tha thứ và hòa giải, điều chỉnh lại việc hành xử quyền bính, thực hành đúng đắn nhất có thể nền dân chủ mà chúng ta rất tự hào trong Dòng, nhưng đôi khi lại tỏ ra như những tác viên nghèo nàn, chủ trương đa văn hóa mà không loại bỏ những nét riêng biệt, sử dụng của cải vì ích chung, đặt mọi tài sản làm của chung cách vô điều kiện. Như vậy, chúng ta xác tín rằng Dòng có thể góp phần vào việc “cứu độ và biến đổi thế giới”, đang khi đối diện với những khó khăn nơi chính chúng ta giống như nơi thế giới… Mặt khác, phải diễn tả cách thức làm sao đối diện thực sự với những thực tại mà chúng ta nhận thấy chúng có thể dẫn đến việc đảm nhận những trách nhiệm rõ ràng, để cổ võ hòa bình trên nền tảng chân lý, cổ võ việc giáo dục, nền dân chủ, sự hòa giải trên bình diện xã hội. Chẳng hạn, làm sao lại không quan tâm đến việc tôn trọng tiếng nói của mỗi người trong cộng đoàn, điều đó có thể củng cố khát vọng phục vụ quyền được lên tiếng của những người thấp cổ bé miệng? Tóm lại, loan báo sự nhập thể của lời hứa mời gọi chúng ta đặt lời nói trên một thái độ cầu nguyện của cá nhân lẫn cộng đoàn, của việc chiêm niệm, của lời cầu nguyện cho hòa bình, nói chung là hoán cải. (Trong “Dòng Giảng Thuyết, hôm qua, hôm nay và ngày mai”, Sđd., tr. 911).
【Phêrô Nguyễn Thế Truyền, O.P.】
Tôi xin được gửi đến quý anh em trong Uỷ ban Quản trị một vài suy nghĩ về từ ngữ có thể sẽ được sử dụng cho các suy tư và làm bản văn trong Tỉnh hội.
Có thể xem đây là Tài liệu số 1, nhằm khởi động cho các công việc của Uỷ ban, tuy có phần khá trễ. Xin quý anh em lượng thứ cho sự chậm trễ này. Dự kiến trễ nhất là ngày 22/10 sẽ có Tài liệu làm việc số 2 gửi đến anh em (bao gồm: 1/ Tóm tắt và phân tích Chương Quản trị của 3 Công vụ Tỉnh hội gần nhất; 2/ Tóm tắt và phân loại ý kiến, đề xuất từ các Tường trình, các Góp ý tập thể và cá nhân, 4/ Lược đồ đề nghị cho Bản văn Quản trị.
Nhân đây tôi cũng xin ý kiến của các thành viên Uỷ ban Quản trị về việc xin dời thời hạn nộp Bản văn cho Ban tổ chức vào ngày 10/11/2023, tức là trễ 12 ngày so với thời hạn BTC ấn định. Gửi đúng hạn cũng sẽ có bản văn, nhưng sẽ không được tốt. Mong ý kiến hồi đáp của quý anh em.
Phần trình bày dưới đây sẽ có 3 phần:
- Phần A là các từ khoá, cần giải thích, làm rõ nghĩa khi sử dụng.
- Phần B là các từ sử dụng dễ bị lạc nghĩa, phải thận trọng hoặc dịch lại cho đúng từ nước ngoài;
- Phần C nói về quản trị Đa Minh và trích dẫn một số đoạn trong các lá thư của các vị Tổng quyền gửi cho Tỉnh dòng và Dòng, liên quan đến “Dân chủ Đa Minh”
A. Synergy - Synodality - Accountability
Ba từ ngữ trên đây có thể sẽ được sử dụng như từ khoá hoặc làm ý tưởng nền tảng cho Công vụ của chúng ta. Khi sử dụng những từ ngữ này, thiết nghĩ chúng ta phải có sự diễn giải và có chọn lựa chứ không dùng theo phong trào, tuỳ tiện.
1. Synergy
Thuật ngữ này xuất hiện trong Công vụ Tổng hội Biên Hoà 2019, được dịch là Hiệp lực, Hiệp trợ. Sự hài hoà, bổ túc, trợ lực giữa những yếu tố của đời sống Đa Minh làm nên đời sống Đa Minh toàn diện và thống nhất, xét về cả hai chiều kích cá nhân và chiều kích cộng đoàn.
Mỗi cá nhân sẽ thường xảy ra những căng thẳng (khó thống nhất) và thường không đủ sức (khó toàn vẹn) để cùng lúc vừa chu toàn việc chiêm niệm vừa dấn thân hoạt động. Nhưng cá nhân được thuộc về cộng đoàn, thì sẽ có được sự trợ lực từ anh em khác, nôm na là bù đắp cho những thiếu sót của mình. Đây là ý nghĩa của hiệp lực cộng đoàn. Sự dấn thân của anh em, cho dù có nhỏ bé, cũng góp phần làm nên đời sống cộng đoàn Đa Minh, làm nên bức tranh toàn diện và thống nhất. Ngược lại, cũng chính nhờ cộng đoàn, anh em tìm thấy được động lực để điều chỉnh, cân bằng bản thân mình (không duy hoạt động, không duy cầu nguyện, v.v., Xt. Nguyễn Cao Luật, Tuyên khấn cho sứ vụ)
2. Synodality
Thuật ngữ khá quen thuộc của Thượng hội đồng đang diễn ra, với nhiều cách dịch ra tiếng Việt.
- Hiệp hành (HĐGMVN). Theo fr. Thành, “Hành” vừa là đi cũng là làm. Dịch “Thượng hội đồng bàn về tính hiệp hành’’ thì rất bất ổn.
- Hiệp nghị (Phan Tấn Thành, x. giải thích trong Timothy Radcliffe, Suy niệm tĩnh tâm…, tr. 126). “Thượng hội đồng bàn về tính hiệp nghị” sẽ hợp lý hơn.
- Đồng nghị (Nguyễn Thế Truyền), theo nghĩa cùng bàn bạc. “Thượng hội đồng bàn về tính đồng nghị.” Từ “Hiệp” trong “hiệp thông, hiệp nhất” là tích cực, nhưng “hiệp” trong “thoả hiệp” lại thường có nghĩa tiêu cực, một sự cân nhắc hơn thiệt, mỗi bên nhân nhượng chịu thiệt một ít, để hai bên cùng có lợi (win-win), thậm chí nó được nâng lên thành nghệ thuật, chiến lược đàm phán, thương lượng. Hiệp nghị rất dễ hiểu theo cách nghĩ của thời đại này là “hội họp để thoả hiệp” (xt. “Hiệp thương” bên dưới). Phải chăng một số người cũng đang sốt ruột, ngóng xem có sự thoả hiệp nào trong Thượng hội đồng không?
3. Accountability
Thuật ngữ xuất hiện trong Tổng hội Tultenango 2022. Accountability: là tính minh bạch, sự giải trình, sự chịu trách nhiệm đòi hỏi phải có trong quản trị, đặc biệt trong kinh doanh, quản trị tài chính. Chính vì đòi hỏi này mà Hội đồng Quản trị phải có trách nhiệm trình bày cho cổ đông các vấn đề liên quan đến hoạt động: tài chính, đầu tư, lợi nhuận, v.v.. của công ty. Cổ đông cũng có quyền thắc mắc, chất vấn Hội đồng Quản trị về tính minh bạch của các hoạt động của công ty tức là phải có kế hoạch rõ ràng (trước) và có báo cáo minh bạch (sau).
“Minh bạch” thường dễ bị người ta hiểu ngay về phương diện luân lý, nhưng minh bạch cũng có thể ám chỉ về tính khoa học của công việc, của cách làm việc, tức là sự rõ ràng trong những bản kế hoạch hay logic trong trình bày vấn đề: có lập luận dựa vào nền tảng và lý chứng; có phương pháp, không rối rắm; sử dụng ngôn ngữ tốt không gây khó hiểu, nhầm lẫn.
Ví dụ: Vị giám tỉnh kinh lý và có cuộc trao đổi với bề trên địa phương. Nội dung của cuộc trao đổi có những vấn đề của tu viện cần phải được làm rõ. Vị bề trên trình bày vấn đề không khoa học, lúng túng không chỉ ra được sự minh bạch của vấn đề, khiến gây ra hiểu lầm cho vị Giám tỉnh. Sau đó, vị Giám tỉnh gặp chung Ban Cố vấn địa phương. Những vấn đề vì đã được bàn kỹ trong Ban Cố vấn và phân chia công việc rõ ràng, nên những thắc mắc của vị Giám tỉnh đã được giải đáp nhanh chóng. Đúc kết cho buổi họp, ngài nói: vấn đề được sự trình bày rõ ràng như thế, thì có “vấn đề” gì đâu!
Nhiều khi vì thiếu khoa học trong phương pháp làm việc, nó khiến đưa đến những nghi ngờ minh bạch trong phạm vi luân lý. “Lý” không rõ, khiến người ta tưởng là “gian”. Nên người đời nói “tình ngay, lý gian” là vậy.
3.1. Minh bạch báo cáo
Luật của Dòng chúng ta cũng đòi các vị hữu trách phải có trách nhiệm tường trình, báo cáo công việc của mình cho bề trên cao hơn khi sắp kết thúc nhiệm kỳ hay tường trình cho Tỉnh hội. Theo thông lệ, các nghị huynh thường sẽ dành ít là một đến hai ngày để duyệt xét những báo cáo, và cũng có thể chất vấn.
Trong các tổ chức tu trì, tính minh bạch trước hết nhằm xây dựng sự hiệp thông, vì nó giúp chúng ta tin tưởng lẫn nhau. Và tường trình được xem như một trách nhiệm, cũng giúp cho vị hữu trách xem xét công việc của mình, những điều mình đã làm và chưa làm được, theo Công vụ hay theo kế hoạch của mình, xem xét trong tương quan trách nhiệm với anh em, với Dòng.
Cũng vậy, sự chất vấn nếu có đối với những tường trình, cũng chẳng phải là nhằm ”bới lông tìm vết” mà nói lên trách nhiệm chung, với hy vọng Tỉnh dòng có được sự thăng tiến và quản trị tốt hơn. Tính minh bạch trong tài chính giúp cho người có trách nhiệm không bị cám dỗ sử dụng của chung vào mục đích riêng, hoặc phung phí.
3.2. Minh bạch đánh giá
Việc tường trình cuối nhiệm hay tường trình cho Tỉnh hội, chúng ta đã làm cách tương đối đầy đủ. Sự tường trình này vừa thể hiện tính minh bạch, vừa thể hiện sự chịu trách nhiệm của anh em đối với công việc được trao phó. Tuy nhiên việc tìm hiểu, đánh giá, chất vấn, v.v., xem ra anh em chúng ta, cách riêng các nghị huynh, chưa đủ quan tâm, chưa dành thời gian và cũng chưa đủ mạnh dạn. Nếu không làm tốt khâu này, tương lai việc tường trình chỉ là cho có, hoặc cũng không rút ra được kinh nghiệm gì để làm thăng tiến việc quản trị.
3.3. Minh bạch kế hoạch
Ngoài việc tường trình cuối nhiệm kỳ, còn phải báo cáo về kế hoạch đầu nhiệm kỳ. Điều này đã được CVTH2019 đưa ra chỉ thị, số 226: “Chúng tôi chỉ thị các vị đặc trách, trong sáu tháng đầu nhiệm kỳ, phải trình lên Giám tỉnh và Ban Cố vấn kế hoạch làm việc của ban.” Xem ra chỉ thị này không có tác dụng với anh em mình, ta thường nói là “lờn”.
Các kế hoạch rất cần phải minh bạch, không chỉ có trình Giám tỉnh và Ban Cố vấn, mà anh em cũng phải biết để góp ý và cộng tác. Tuy nhiên chúng ta cần phải xem xét tính khả thi của kế hoạch và thẩm quyền nào sẽ có ý kiến, duyệt xét, v.v.. Nếu yêu cầu Giám tỉnh và BCV làm hết thì e rằng sẽ quá tải, hoặc là báo cáo cho có, vì không có đủ thời giờ để quan tâm, xem xét.
Cần nói thêm, Công vụ chỉ thị cho các Đặc trách thôi. Vậy công việc của vị Giám tỉnh có cần kế hoạch không? Ít là đầu mỗi năm học, phải có chương trình sinh hoạt chung của Tinh dòng và dự kiến làm việc, kinh lý của vị Giám tỉnh để các địa phương theo đó có thể sắp xếp chương trình sinh hoạt riêng.
3.4. Minh bạch ngôn từ trong Công vụ
Cần phải xem lại, làm rõ và thống nhất cách dùng từ ngữ thường dùng trong các bản văn lề luật: SHC, Quy chế, Công vụ, v.v.. Cần thiết phải có một Chỉ Nam về từ ngữ để tham chiếu. Trong Công vụ, có những tuyên bố và quyết định mang tính cách thường xuyên chứ không phải chỉ trong 4 năm. Những tuyên bố, quyết định này phải có sự tổng hợp lại đưa vào Chỉ Nam, nếu không các tỉnh hội kế tiếp không nắm được và sử dụng rất rối rắm. Vài ví dụ dưới đây:
Ví dụ 1: Tuyên bố tách chức vụ “Đặc trách cổ võ ơn gọi” khỏi chức vụ “Giám đốc thỉnh viện” (CV2011). Nếu muốn nhập lại, ta cần phải tìm hiểu nguồn gốc, lý do tại sao tách trước đó.
Ví dụ 2: Quyết định thành lập “Uỷ ban Tông đồ”: bao gồm vị đặc trách Truyền giáo, vị đặc trách Gia đình Đa Minh, vị đặc trách Huynh đoàn Đa Minh là thành viên chính thức. Các ngành khác như : huấn giáo, mục vụ giáo xứ, sinh hoạt xã hội… cũng có thể được mời làm thành viên chính thức hay bán chính thức của Ủy ban (CVTH1985, số 51). (Nói thêm: trong CVTH1985, phần công bố các chức vụ không biết nằm ở đâu!).
Công vụ Tỉnh hội kế tiếp 1990, số 20 chỉ định vị Đặc trách Ban Tông đồ (mất “Uỷ” chỉ còn “Ban”, đến số 129 bên dưới lại bỏ “Ban” và thêm “Sinh hoạt” vào!?)
CVTH1994, số 34 chỉ định đặc trách Ban công tác Tông đồ – Xã hội và Công lý – Hoà bình.
CVTH2003 Ban tông đồ đổi thành Ban Tông đồ - Truyền giáo và bổ sung thêm vị “Đặc trách Mục vụ Sinh viên” vào ban này.
Một Uỷ ban Tông đồ thôi mà thay đổi tên liên tục. Không những thế, CVTH1994, số 129 dùng [thông tri] để xác định vai trò vị Đặc trách Sinh hoạt Tông đồ là điều động, phối hợp bốn ban:
(1) Mục vụ Giáo xứ,
(2) Mục vụ Huấn giáo,
(3) Giáo dân Đa Minh,
(4) Công tác Tông đồ Xã hội và Công lý & Hoà bình.
Ba ban trên, các số trước đó của Công vụ, và các Tỉnh hội trước, đã không thiết lập, nhưng lại đột nhiên xuất hiện. Còn Ban cuối thì bị đổi tên. Việc chỉ định chức danh ở số 34 ở trên với chức danh nêu ở số 129 cũng không thống nhất.
3.5. Minh bạch ngôn từ trong làm việc
Điều này có phần tế nhị, nhưng chúng ta phải can đảm và thẳng thắn sử dụng ngôn từ để nói cho đúng vấn đề. Thiết nghĩ các nghị huynh rất cần phải bàn vấn đề này trong Tỉnh hội. Chỉ lấy một ví dụ: một anh em sống ngoài cộng đoàn cả chục năm, ai cũng biết là không phải vì lý do mục vụ, nhưng Niên giám vẫn ghi “Được bổ nhiệm, nhưng công tác ngoài tu viện”.
B. “Giáo sĩ trị” - Dân chủ - Hiệp thương
Một vài từ ngữ đề nghị sử dụng cách thận trọng, có giải thích (dân chủ) hoặc tránh sử dụng (hiệp thương), hoặc dùng từ khác (giáo sĩ trị) trong Công vụ. Lý do: những từ ngữ có nghĩa tích cực, nhưng đã bị lạm dụng trở thành nghĩa tiêu cực hoặc tiếng Việt dịch không đúng từ tiếng nước ngoài.
1. “Giáo sĩ trị”
Trong CVTH Biên Hoà 2019, số 91, “clericalism” được dịch là “kiểu sống ‘giáo sĩ trị’’’ và trong Tường trình của vị Tổng quyền, số 137, “décléricalisation” được dịch là “sự giải trừ thói giáo sĩ trị”
Biên Hoà, số 91: Clericalism – the understanding of the ordained priesthood as an elite caste which considers itself unaccountable to the non-ordained – may fragment the brotherhood of the Order and the unity of the Dominican Family as a community of faithful disciples of the Lord.
[Bản dịch] Kiểu sống “giáo sĩ trị” (clericalism) - được hiểu là có những anh em đã lãnh chức linh mục tự coi mình như một giai cấp ưu tuyển, hơn các anh em không lãnh tác vụ - có thể làm phân mảnh tình huynh đệ trong Dòng cũng như sự hiệp nhất của Gia Đình Đa Minh, nơi được coi là một cộng đoàn của những môn đệ trung thành của Chúa.
Relatio 2019, 137 : Une “décléricalisation” de l’évangélisation suppose l’élaboration d’un nouveau paradigme qui pourrait ne pas être aussi “confortable” que ce que nous connaissons habituellement.
[Bản dịch] Một “sự giải trừ thói giáo sĩ trị” trong việc loan báo Tin Mừng ngụ ý phát triển một mô hình mới, có thể không “dễ chịu” như chúng ta thường biết.
Trong bài “Quản trị: Vấn đề giáo sĩ trị” đăng trên tinhhoi.net, anh Ninh Tú Toàn giải thích “Lối sống giáo sĩ trị”. Nhưng tiếc rằng, trong tựa đề anh lại nêu “vấn đề giáo sĩ trị”. Phải chăng đã có sự không thống nhất ở đây: Clericalism là “giáo sĩ trị” hay “lối sống giáo sĩ trị”?
Bộ Giáo luật, Điều 129 §1 viết: “Những người có năng cách giữ quyền lãnh đạo trong Giáo Hội, là quyền do thiên định và cũng được gọi là quyền tài phán, chiếu theo quy tắc luật định, là những người đã lãnh nhận chức thánh.”
Vậy, việc lãnh đạo/quản trị của những người có chức thánh và thuộc hàng giáo sĩ trong Giáo hội có vấn đề gì? Vấn đề là lạm dụng quyền bính, nhất là lạm dụng quyền bính liên quan đến “giáo vụ”, không nhằm vào mục đích thiêng liêng (x. GL 145, §1) thì mới có vấn đề.
Các tài liệu Công giáo phổ biến trên trang mạng, kể cả trang HĐGMVN dùng từ “Giáo sĩ trị” nhằm dịch từ “clericalism”. Đã có ai dịch: Catholicism, Buddhism, communism, feminism, heroism, v.v.. với cái đuôi “trị” không?
“Trị” là “trì vì”, “cai trị”, “quản trị” điều là nghĩa tích cực (Trong Kinh Lạy Cha: “Nước Cha trị đến”). Nếu dịch clericalism là “giáo sĩ trị”, thì có nghĩa nói là việc lãnh đạo của giáo sĩ là tiêu cực, là xấu xa, cần phải dẹp bỏ, cần phải “trị giáo sĩ”. Nếu có trị tội giáo sĩ thì nên trị tội kiểu sống của giáo sĩ lạm dụng quyền bính, coi mình là hạng ưu tuyển, đòi đặc quyền đặc lợi, chứ không phải là tước quyền lãnh đạo của giáo sĩ.
Cách dịch của Tổng hội Biên hoà “kiểu sống giáo sĩ trị” hay “thói giáo sĩ trị” cũng không ổn. “Kiểu sống” hay “thói” ám chỉ cái đi sau là tiêu cực, nên không thể ghép với “giáo sĩ trị’’ là điều tốt. Nếu dịch “lối sống giáo sĩ trị”, thì theo sau “lối sống” sẽ là bổ túc từ cho biết lối sống đó là tốt (lối sống thánh thiện, nhiệm nhặt,…) hay là xấu (lối sống truỵ lạc, hoang phí,…).
Nếu Giáo sĩ dùng quyền lãnh đạo được trao, đúng cách thức thì sẽ đưa đến phục vụ tha nhân; và đúng mục đích thì sẽ đưa đến phục vụ thiện ích thiêng liêng, là ơn cứu độ. Được như vậy thì “giáo sĩ trị” là tốt.
Nếu Giáo sĩ dùng quyền lãnh đạo của mình, sai cách thức: hống hách, trịch thượng, áp đặt, lèo lái, mị dân, v.v..; và sai mục đích: tìm vinh quang, tư túi, cưỡng dâm, v.v.., thì đó là lạm quyền lãnh đạo, nhằm trục lợi cho bản thân. Cái này thì mới cần phải “trị tội”, phải “bài trừ”.
Vì vậy, đề nghị: Clericalism, nếu được dùng trong bản văn Công Vụ thì dịch là “Thói giáo sĩ lạm quyền”.
Phong trào “Anti-clericalism” bắt đầu từ thời Trung cổ ở Châu Âu nhằm đòi sự tách biệt quyền dân sự, chính trị ra khỏi ảnh hưởng của quyền lực Giáo Hội, để có được sự độc lập theo tính cách trần thế của nó. Phong trào này rất đúng đắn, nếu không quá khích.
Phải chăng ngày nay người ta muốn áp dụng “Anti-clericalism” vào trong Giáo Hội, cho nên mới giải thích “clericalism” theo nghĩa rất tiêu cực? Hay phải chăng là người ta muốn áp dụng quan niệm dân chủ thế tục vào việc lãnh đạo trong Giáo hội: lấy dân làm gốc, người lãnh đạo phải do dân sắp đặt, và mọi chuyện lãnh đạo phải theo cảm tính và ý chí của dân? Xin đọc tiếp phần trình bày ở bên dưới.
2. Dân chủ
Ở đây xin không giải thích tầm nguyên mà chỉ căn cứ vào cách hiểu đã phổ biến của từ này trong tiếng Việt, và của thời nay. Dân chủ là quyền làm chủ đất nước thuộc về nhân dân. Một đất nước mà dân làm chủ thì mọi công dân “có quyền tham gia, bàn bạc vào công việc chung” (x. Từ Điển online Hồ Ngọc Đức).
Tham gia bàn bạc là dùng đến phán đoán của lý trí để phân định sự thiện, sự thật, chứ không phải duy cảm tính, hay duy ý chí, được căn cứ vào cái có lợi. Điều gì số đông muốn điều có lợi hay cảm tính về điều gì đó là tốt, thì điều đó là tốt, là đúng. Không cần phải bàn bạc thêm nữa, cứ bỏ phiếu theo cảm tính hay ý muốn là xong, quá bán là OK, bất chấp điều chọn lựa đó có đúng, có thiện hay không!
2.1. Dân chủ dựa vào cảm tính
Giác quan dễ dàng nhận thức cái có lợi. Nếu dựa vào cảm tính, người cũng dễ tìm được mẫu sống chung bằng đa số phiếu. Nhận thức cảm tính thì sẽ thất thường “lúc nắng lúc mưa”, không có tính ổn định và chủ quan trong sự nhận thức điều thiện.
Trong quảng cáo và kích thích tiêu thụ, người ta đánh mạnh vào giác quan, nó dễ dàng bị hấp dẫn bởi cái có lợi, bị lôi cuốn bởi cái trực quan: to lớn, hoành tráng, ngon ngọt, thơm tho, mềm mại, v.v…
Trong chính trị, người ta có thể định hướng quần chúng nhận thức và phán đoán theo cảm tính, một kiểu mị dân và lèo lái tâm lý, nhằm mục đích chính trị, lợi ích của phe nhóm.
Trong văn hoá, người ta nói đến “văn hoá nước chấm” của người Việt, rất cầu kỳ loại nào ra loại đó. Thậm chí, nước chấm có thể định hình độc quyền cho cả một thương hiệu nhà hàng, không đâu có được. Có phải chăng đó là văn hoá thiên về cảm giác, không quan tâm đến chất lượng của cái được chấm, chỉ cần có được cái cảm khoái của nước chấm mang lại là đủ?!
Cha Timothy, trong các tác phẩm của mình, thường hay nói đến “trí tưởng tượng” (cách dịch của fr. Luật), một khả năng giúp ta vượt qua nhận thức giác quan, nắm bắt bản chất và ý nghĩa siêu hình của thực tại, nhờ đó mà ta có được tương quan với thực tại một cách đúng đắn. Thiếu trí tưởng tượng, rất khó để chúng ta hy vọng và mở ra với tương lai. Trí tưởng tượng ở đây không phải là giác quan nội của tâm lý, mà là của lý trí hướng đến giá trị, sự thiện và ý nghĩa. Trí tưởng tượng giúp ta mở ra với cái khả thể chưa vươn tới, chứ không phải cái tưởng tượng hão huyền.
Đi xa hơn, cha Timothy nói đến trí tưởng tượng Kitô giáo của cảm thức đức tin, nhờ đó chúng ta vươn đến thực tại siêu nhiên. Điều này cha cũng nói đến khi cử hành Thánh Thể, “nếu giác quan không cảm thấy gì” (Đây Nhiệm Tích), và lý trí cho là điên rồ, là vô lý, không còn hy vọng, thì nhờ trí tưởng tượng do đức tin, mà chúng ta được mở ra với thực tại siêu việt, mở ra với tương lai “hy vọng khi chẳng có chi để hy vọng” (Rm 4,18).
2.2. Dân chủ dựa vào muốn “cái có lợi”
Dân chủ tư bản dựa rất nhiều vào “Thuyết vị lợi” lấy lợi ích đa số làm tiêu chuẩn hành động, không quy chiếu vào nền tảng đạo đức khách quan, có được do phán đoán của lý trí. Dân chủ quy chiếu vào lợi ích của đa số sẽ tạo bất công, thậm chí có thể biến thiểu số thành phương tiện để đa số đạt được lợi ích của mình.
Nếu đa số tranh thủ được lợi ích quyền lực, người ta sẽ đạt được lợi ích địa vị, lợi ích vật chất. Việc lãnh đạo được quyết định bởi đa số trao quyền, giám sát, khi cần thì truất phế. Nhóm lãnh đạo trở thành con rối do nhóm đa số điều khiển. Một thứ dân chủ lấy ý chí của dân làm chủ như này thực chất là một hình thức độc tài của nhóm đa số áp đảo thiểu số, miễn là có lợi cho đa số, không cần phải xét phải trái, đúng sai. Ngược lại nếu nhóm lãnh đạo khôn khéo, có thể lèo lái dân chúng để có được sự ủng hộ của đa số cho mình.
Trong thực tế, “dân chủ” theo hướng lấy ý chí của dân làm chủ xem ra đã phổ biến. Ví dụ: dân muốn phá thai, thì làm luật để hợp pháp hoá phá thai; dân muốn sống chung đồng giới, thì làm luật hợp pháp hoá sống chung đồng giới. Trong Giáo hội cũng có một đòi hỏi tương tự như vậy, nếu dân muốn “sống chung đồng giới”, thì linh mục phải “chúc lành” (chưa đến nỗi đòi làm bí tích) cho những cặp đồng giới. Cái gì đa số dân muốn, thì hợp pháp hoá bằng luật, chứ không cần phải bàn nhiều, và cũng không cần phải nghe quan điểm đối lập.
Để đạt được mục đích, dân chủ duy ý chí này thường dùng biện pháp tranh luận “ad hominem” - công kích cá nhân, dùng công luận, dư luận để hạ uy tín đối phương, và như vậy có thể sẽ bịt được miệng hoặc làm giảm lý lẽ của đối phương.
2.3. Dân không làm chủ. Thiên Chúa mới là Chủ
Giáo hội là dân của Thiên Chúa, và các cộng đoàn trong Giáo hội cũng vậy, không thể là do dân làm chủ được. Chính Thiên Chúa mới là Chủ. Dân của Thiên Chúa - laos (tuy có khác biệt về bậc sống, chức vụ, phận vụ), đều cùng đi tìm ý Thiên Chúa. Đó là lý do khi bầu bề trên, cộng đoàn phải cử hành Lễ Chúa Thánh Thần, để xin ơn soi sáng cho biết “Chúa chọn ai”, hay trước Thượng hội đồng, phải tĩnh tâm.
Chúng ta có thể cùng nhau bàn bạc, tranh luận dựa trên lý trí để biết đâu là ích chung, đâu là những thiện ích ưu tiên, rồi phải đưa ra quyết định. Các thẩm quyền đưa ra quyết định cuối cùng là:
(1) Công hội (quyền tập thể);
(2) Bề trên và Ban cố vấn (quyền cá nhân, với sự đồng ý của tập thể)
hoặc Bề trên (quyền cá nhân).
Tuy nhiên, các thẩm quyền này vẫn tôn trọng thẩm quyền tối thượng của lương tâm cá nhân, dĩ nhiên cần một lương tâm ngay chính, chứ không phải bất chấp lý lẽ. Bổ nhiệm không theo ý muốn của mình, là bỏ nhà ra đi hay hờn dỗi không làm việc!
3. Hiệp thương
“Hiệp thương” theo nghĩa Từ điển, là “cùng bàn bạc để thống nhất.” Từ điển Hồ Ngọc Đức thêm “thương lượng, dàn xếp”. Từ này sử dụng trong thực tế ám chỉ các nghĩa tiêu cực nhiều hơn: thoả thuận, thương lượng, dàn xếp, thoả hiệp, v.v., đặc biệt là trong thương trường, trong chính trị. Cách suy nghĩ này rất dễ ảnh hưởng vào quản trị Đa Minh, nhưng sẽ là không phù hợp với một cộng đoàn tu trì.
Hiệp thương thế tục hoàn toàn khác, thậm chí trái ngược hẳn với bàn bạc để đi đến đồng thuận (consensus) của quản trị Đa Minh mà Sách Hiến pháp và Chỉ thị nói đến. Cha Timothy cũng bàn nhiều đến điều này trong các thư gửi cho toàn Dòng. Chúng ta bàn bạc để đồng thuận và soi sáng cho nhau để phân định thiện ích và những ưu tiên, chứ không phải là thương lượng, dàn xếp với nhau. Bề trên và anh em đối thoại không phải để dò ý tứ, khả năng đối phương, để có chiến lược, chiến thuật trình bày vấn đề sao cho đạt được win-win. Ví dụ đề nghị mua một miếng đất với 60/40, tức địa phương bỏ ra phần nhiều, trung ương phần ít hơn. Cả hai vui vẻ, không bên nào phải gánh nặng quá mức! Địa phương chịu thiệt đi một ít sẽ dễ thuyết phục Trung ương đồng ý hơn. Đạt được “hiệp thương” kiểu này là có thể coi như thành quả của “dân chủ” vậy!?
C. “Dân chủ” trong quản trị Đa Minh,
dưới cái nhìn của các vị Tổng quyền
Hiến pháp Nền tảng §VII minh định quản trị của chúng ta là “thể thức quản trị mang tính cộng đoàn”. SHC không dùng từ “dân chủ”. Tuy nhiên, để làm rõ “quản trị mang tính cộng đoàn” sẽ phải vận hành ra sao để đạt được mục đích, Dòng chúng ta vẫn dùng khái niệm “dân chủ” trong các bản văn chính thức khác.
Trong các lá thư gửi cho Tỉnh dòng hay toàn Dòng, các vị Tổng quyền, đặc biệt Fr. Aniceto Fernández rất dè dặt và thậm chí cảnh giác cách hiểu mập mờ hoặc nguy cơ đem dân chủ quá khích áp dụng vào thể chế và quản trị của Dòng.
Cha Vincent de Couesnongle nêu quy tắc đa số phiếu của Đa Minh là nhắm tìm kiếm sự “đồng tâm nhất trí” bao nhiêu có thể, chứ không phải biến thành phe phái. Để bỏ phiếu, trước đó phải có bàn luận, có tiếng nói, nhất là phải lắng nghe tiếng của Thánh Thần.
Cha Damian Byrne phân biệt: Dân chủ dân sự, chỉ cần đạt đa số phiếu cho một quyết định là xong; trong khi Dân chủ Đa Minh, cũng dựa trên đa số phiếu, nhưng nhằm có được một tinh thần, một trái tim, một sự đồng cảm rộng lớn hớn. Sự đồng thuận của một trách nhiệm chung, chứ không phải do bỏ phiếu chống, tôi không thuộc về phe đa số đó, nên tôi bất hợp tác, không tham gia.
Riêng cha Timothy hay dùng từ “dân chủ”, nhưng ngài luôn xác định với những cụm từ “dân chủ của chúng ta” hay “dân chủ Đa Minh”. Theo cha, dân chủ là lắng nghe, đối thoại, bàn bạc để tìm kiếm ý Thiên Chúa và phục vụ công ích, công ích lớn nhất là ơn cứu độ con người. Dân chủ là dám nói sự thật: nói với nhau, nói về nhau, và nói cho nhau nghe, trong sự tôn trọng người đối thoại, như những người anh em. Dân chủ là dám chấp nhận mất thời giờ lắng nghe nhau, dám nghi ngờ lập trường của mình và cũng dám chịu tổn thương khi anh em tỏ ra không tin tưởng những điều tôi đang trình bày.
Tuy nhiên, cha cũng cảnh báo quản trị dân chủ của chúng ta nếu không được vận hành đúng cách, đúng mục đích, không có nền tảng của Tin Mừng, thì sẽ biến thành một thứ dân chủ thoả hiệp, đến độ coi việc tuân phục chỉ còn là thương lượng, để đôi bên cùng có lợi, hoặc dân chủ đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, để tìm sự an thân, dễ dãi.
Cha Bruno Cadoré, trong một lá thư gửi toàn Dòng, đề cập về cuộc khủng hoảng niềm tin của con người thời đại “liên quan đến những cơ cấu thể chế và tính mong manh của lối điều hành dân chủ” (Trong “Thánh Đa Minh, quản trị, linh đạo và tự do”, Can đảm hướng tới tương lai, tr. 881).
Trong một lá thư khác, cha gọi là một thứ “dân chủ không cần thiết và vô nghĩa”, xem con người như hàng hoá ẩn dưới lớp vỏ bọc bảo vệ nhân phẩm, nhân quyền (x. “Được sai đi loan báo Tin Mừng”, Sđd., tr. 909).
“Quản trị mang tính cộng đoàn” của Đa Minh có thể nói là con đẻ của một thời đại, một xã hội “dân chủ” (đặc biệt ở các đại học) đang hình thành tại Châu Âu thế kỷ XIII. Khi “dân chủ dân sự” được đưa vào thể chế và quản trị của Dòng, nó đã được chọn lọc, thanh lọc và bổ túc qua nhiều Tổng hội và đời sống thực tế của anh em. Cơ cấu thể chế và quản trị Đa Minh từng được ví là “Vương cung thánh đường”, mà dựa trên đó, nước Mỹ xây dựng lên thể chế dân chủ tồn tại cho đến nay. Tuy vậy, dân chủ thế tục có những mặt trái của nó.
Rất cần có một sự thanh lọc và phân định, khi vận dụng khái niệm dân chủ thế tục áp dụng vào đời tu. Không thể lấy ý dân làm ý Chúa. Chân lý được mặc khải, được ban tặng chứ không phải do con người có thể tự quyết định theo ý chí của mình hay của tập thể.
Vài trích dẫn lời của các vị Tổng quyền
Xin trích dẫn một số đoạn nói lên cái nhìn của các vị Tổng quyền về “dân chủ” trong Dòng, tuy có hơi dài nhưng khá cần thiết cho công việc của Uỷ ban trù bị bản văn Quản trị.
Fr. Aniceto Fernández:
Fr. Vincent de Couesnongle:
Fr. Damian Byrne:
Fr. Timothy Radcliffe:
Fr. Timothy Radcliffe:
Fr. Timothy Radcliffe:
Fr. Timothy Radcliffe:
Thể chế dân chủ của chúng ta có thể giúp chúng ta đảm nhận trách nhiệm hoặc thoái thác. Chúng ta tự do để đưa ra những quyết định có thể đảo lộn cuộc đời chúng ta, hoặc chúng ta có thể điềm nhiên toạ thị. Chúng ta có thể bầu lên những ông bề trên dám đòi hỏi chúng ta nhiều hơn là chúng ta cảm thấy mình có thể cống hiến, hoặc chúng ta chọn lấy một người anh em sẽ để lại cho chúng ta hai chữ bình yên. Nhưng chúng ta phải rõ ràng trong sáng về điểm này: dân chủ của chúng ta chỉ có tính cách Đa Minh nếu việc chúng ta bàn luận và bỏ phiếu là một nỗ lực để lắng nghe Lời Thiên Chúa mời gọi chúng ta bước đi trên con đường làm môn đệ.” (Trong “Tự do và trách nhiệm theo tinh thần Đa Minh”, Sđd., tr. 380-81).
Fr. Timothy Radcliffe:
Fr. Timothy Radcliffe:
Fr. Timothy Radcliffe:
Đối với chúng ta, dân chủ còn là một cái gì cao hơn là việc bỏ phiếu để tìm ý muốn của đa số. Nó còn bao gồm việc tìm xem đâu là thánh ý của Thiên Chúa. Thái độ chăm chú lắng nghe người anh em của chúng ta là một cách diễn tả thái độ vâng phục Chúa Cha. Thái độ chăm chú lắng nghe này đòi phải có trí khôn suy nghĩ. Khốn nỗi, Thiên Chúa lại không phải lúc nào cũng nói một cách rõ ràng qua người anh em của tôi. Thế nên, đôi lúc điều anh ấy nói là sai rõ ràng! Nhưng mà ngay ở trọng tâm sự dân chủ của chúng ta là xác tín rằng ngay cả khi điều anh ấy nói là điều điên rồ và sai lầm, thì trong đó vẫn có một hạt giống nào đó của chân lý đang chờ đợi được giải cứu. Tuy tôi không đồng ý với anh ấy, nhưng anh ấy vẫn có thể dạy tôi một điều gì đó. Học nghe: đó là một sự thao luyện trí tưởng tượng và lý trí. Tôi cần phải dám nghi ngờ lập trường của riêng tôi, mở tâm hồn mình đón nhận những vấn đề anh ấy nêu ra, để cho mình có khả năng bị thương tổn trước những nghi ngờ của anh ấy. Đó là một hành vi của đức ái, sinh ra từ lòng đam mê sự thật. Thật ra, đó là sự chuẩn bị tốt nhất để trở thành một nhà giảng thuyết “ân sủng và chân lý”.
[…]
Thể chế dân chủ đáng yêu của chúng ta đòi hỏi thời giờ. Nó có thể làm cho chúng ta chán nản. Một ít người thấy những cuộc hội họp dài là chán cũng như tôi vậy. Không hiệu quả. Tôi không tin rằng Dòng chúng ta sẽ là một trong những Dòng hiệu quả nhất trong Hội thánh. Và nếu đó là điều chúng ta tìm thì chúng ta sai lầm. Cảm tạ Thiên Chúa vì có nhiều Dòng hiệu quả hơn chúng ta. Cảm tạ Thiên Chúa vì chúng ta không cố gắng để ganh đua với các Dòng đó. Một sự hiệu quả nào đó là cần thiết để sự tê liệt không làm cho chúng ta mất sự tự do. Nhưng nếu chúng ta lấy hiệu quả làm mục đích chúng ta theo đuổi, thì có thể chúng ta làm băng hoại sự tự do vốn dĩ là tặng phẩm của chúng ta dành cho Hội thánh. Chúng ta có truyền thống dành cho mỗi anh em có quyền có tiếng nói, nhưng tiếng nói đó sẽ là chứng tá cho các giá trị Tin mừng mà chúng ta cống hiến cho Hội thánh và đó cũng là điều mà Hội thánh hiện nay cần hơn bao giờ hết.” (Trong “Tự do và trách nhiệm theo tinh thần Đa Minh”, Sđd., tr. 393).
Fr. Timothy Radcliffe:
Fr. Timothy Radcliffe:
Fr. Timothy Radcliffe:
Fr. Timothy Radcliffe:
Fr. Timothy Radcliffe:
Fr. Timothy Radcliffe:
Fr. Timothy Radcliffe:
Fr. Bruno Cadoré:
Fr. Bruno Cadoré:
Fr. Bruno Cadoré:
【Phêrô Nguyễn Thế Truyền, O.P.】