Hãy bừng cháy lên!
Tôi xin mượn chủ đề sứ điệp truyền giáo của đức giáo hoàng Phanxicô gởi dân Chúa nhân “Khánh Nhật Truyền giáo” sẽ được cử hành vào ngày 22/10/2023 này để đóng góp với tỉnh hội 2023 với đề tài: “Hãy bừng cháy lên, hỡi các anh em Đa Minh, hãy mau chân bước, hỡi các ngôn sứ Đa Minh”, để tiếp nối với các diễn đàn trước của anh em trong tỉnh dòng.
Xin mở đầu bằng một chút chia sẻ. Tôi bắt đầu gia nhập vào trường Đệ Tử Đa Minh vào năm 1963 tức là cách đây đúng 60 năm. Tôi được hân hạnh tham dự thánh lễ thành lập tỉnh dòng Đa Minh Việt Nam vào ngày 18/03/1967, được cùng chia sẻ với các bậc cha anh niềm vui rạng ngời khi tỉnh dòng được độc lập. Rồi cũng từ đó, tôi cảm thấy an vui và tạ ơn Chúa đã gọi và chọn tôi vào tu trong dòng Đa Minh tại Việt Nam với sứ mạng chính yếu là Truyền Giáo. Điều này đã được xác định trong những số đầu của quy chế tỉnh dòng:
I. Bắt nguồn từ một Tỉnh dòng truyền giáo và thành lập tại miền truyền giáo, Tỉnh dòng “Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo” nhận sứ mạng chính là rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc Việt Nam và các nước trong vùng….
II. Anh em hãy nhớ Tỉnh dòng đã được vun trồng bằng công sức và máu của các nhà truyền giáo, chính vì thế đã được mang danh hiệu rất cao quý “Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo”. Để tiếp nối tinh thần truyền giáo của tiền nhân, anh em hãy biểu lộ bản chất thâm sâu ơn gọi thánh hiến của mình (x. TG, số 18), bằng đời sống tận tình hiến thân cho Thiên Chúa, và chiếu giãi ánh sáng Phúc Âm cho mọi người, nhất là lương dân.
III. Các phần tử của Tỉnh dòng, ngay từ khoá tập, cần được huấn luyện không những về mặt thiêng liêng, tu trì, đạo lý, mà còn về mặt truyền giáo, để “luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em” (1 Pr 3, 15) và “trở nên tất cả cho mọi người”, nhằm cứu độ con người (x. 1 Cr 9, 22).
Từ ngày thành lập tỉnh dòng đến nay là 56 năm với 13 tỉnh hội; tỉnh hội năm 2023 này là lần thứ 14, và đến năm 2027 chúng ta sẽ có tỉnh hội thứ 15 trùng với kỷ niêm 60 năm thành lập tỉnh dòng. Vậy phải chăng đây cũng là cơ hội để mỗi AEĐM chúng ta nhìn lại “ơn khởi động” hay nguồn hứng khởi ban đầu của tỉnh dòng đã xác định việc “Rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc Việt Nam và các nước trong vùng là sứ mạng chính” để:
a. Tạ ơn Chúa vì những thành qủa về các mặt nhân sự và cơ sở tỉnh dòng đang có để phục vụ Giáo hội VN hôm nay.
b. Cương quyết dấn thân vì Đức Kitô và nước Trời..
c. Thổi cho lòng bừng cháy và mau chân tiến bước đến những cánh đồng lúa chín đang vẫy gọi.
Quả thật đây là một cơ hội thuận tiện và phấn khởi để anh em chúng ta chuẩn bị từ bây giờ, phát thảo một kế hoạch “truyền giáo tổng lực” tạo sức bậc trong mỗi anh em nhân kỷ niệm mừng 60 năm ngày thành lập tỉnh dòng Đa Minh Việt Nam, và xa hơn nữa là kỷ niệm mừng 500 năm (1533-2033), dấu chân của các nhà truyền giáo, - mà có lẽ là của anh em dòng Đa Minh chúng ta[1]- đã đem Ánh Sáng Tin Mừng đến đất nước Việt Nam này. Ước chi vào các thời điểm này, các thợ gặt Đa Minh Việt Nam sẽ nức lòng kĩu cà kĩu kịt gánh những bó lúa chín vàng nặng trĩu để dâng lên tôn vinh Thiên Chúa và góp phần với các bậc tiền nhân xây dựng Giáo Hội Việt Nam.
Vấn đề nêu ra đây thật rộng lớn, tôi thấy không thể trình bày hết trong bài này nhưng xin được gợi ý với một vài góc nhìn của tôi nhất về sứ vụ truyền giáo trong tỉnh dòng. Mời các anh em khi đọc xong, nếu thầy “đúng đài” xin tiếp tục nhận định, bổ xung và tiếp nối bằng những cái nhìn khác để giúp cho các nghị huynh có một tầm nhìn bao quát trong cuộc họp tỉnh hội sắp tới.
Điểm căn bản tôi đề nghị anh em chuẩn bị cho tỉnh hội 2023 này là chân thành đón nhận những lời đức giáo hoàng Phanxicô ngỏ lời với dân Chúa trong “Sứ Điệp Truyền Giáo” năm nay như là Ngài ngỏ lời với anh em chúng ta với một chút sửa đổi cho phù hợp:
Hãy bừng cháy lên, hỡi các anh em Đa Minh
Hãy mau chân bước, hỡi các ngôn sứ Đa Minh
Tỉnh dòng được thành lập năm 1967 với vốn nhân sự là hai giám mục, 53 linh mục, 20 sinh viên, 23 tu huynh. Tổng cộng là 98 anh em với những dự phóng được mở ra thật hứa hẹn, khi tỉnh dòng mới xây xong Học Viện Đa Minh Thủ Đức đề đào tạo nhân sự. Anh em sinh viên phát xuất từ học viện bắt đầu được đi du học từ năm 1970 để sau này trở về phục vụ cho tỉnh dòng và Giáo Hội Việt Nam.
Nhưng! đùng một cái, xảy ra biến cố 1975. Mọi sự trở nên chao đảo và đổi thay. Nhưng tôi nhớ mãi câu nói của cha cựu Giám Tỉnh Gioakim Nguyễn Văn Liêm OP đã trấn an và khuyên nhủ anh em học viện chúng tôi năm đó: Dòng Đa Minh đã trốn chế độ cộng sản nên đã bỏ miền Bắc vào miền Nam. Nay họ vào tới miền Nam rồi. Vậy chúng ta đừng đi đâu nữa. Hãy ở lại truyền giáo cho họ”. Sau biến cố trên, một số anh em bị bắt đi tù. Học viện Thủ Đức bị tịch thu. Các giáo sư và anh em học viện bị phân tán đi khắp nơi. Tiếp đến là tu viện Đa Minh Vũng Tàu cũng bị chung số phận. Nhưng cha anh chúng ta không nản lòng. Một mặt tin tưởng phó thác cho Chúa, một mặt tìm cách thích nghi xoay sở để tìm cách tồn tại và vươn lên.
Lạ lùng thay! tới hôm nay, niên giám tỉnh dòng năm 2023 thống kê cho chúng ta biết: sau 56 năm thành lập, tỉnh dòng đang có 471 anh em, trong đó có 328 linh mục. Tại Việt Nam anh em đang hiện diện tại 7 tu viện, 8 tu xá, 2 phụ xá, 4 cộng đoàn và 24 giáo xứ từ Bắc vào Nam. Chúng ta đã đã có cộng đoàn tại Vientiane Lào năm 2008 và hơn nữa có tu xá ở Bangkok Thái Lan năm 2012 như hướng đi của quy chế đề ra. Tại hải ngoại, anh em đang sinh hoạt tại 1 tu viện. 2 tu xá và coi sóc 10 giáo xứ ở hai nước Mỹ và Canada[2].
Nhắc lại một vài nét chấm phá lịch sử trên, chúng ta nhớ lại lời của ĐGH Phanxicô gởi cho các tu sĩ trong năm Đời sống Thánh hiến 2015 là : “Nhắc lại lịch sử của mình là điều cần thiết để duy trì căn tính cũng như để siết chặt mối hợp nhất của gia đình và tăng thêm cho các phần tử ý thức mình thuộc về một nhà. Đây không phải là chuyện khảo cổ hoặc luyến tiếc dĩ vãng, nhưng là đi lại con đường của các thế hệ quá khứ để nắm bắt được tia sáng gợi hứng, những lý tưởng, những dự phóng, những giá trị đã thúc đẩy họ, bắt đầu từ các vị sáng lập và các cộng đoàn tiên khởi. Đó cũng là một cách để ý thức được cách thức mà tiền nhân đã sống đặc sủng, những bước đột phá, những khó khăn đã đương đầu và vượt qua”.
Với tấm lòng yêu mến tỉnh dòng, chúng ta đọc lại những lời này như một cách để chúc tụng Thiên Chúa và tạ ơn vì những ân huệ mà Ngài đã ban cho tỉnh dòng cũng như mỗi người anh em chúng ta, ý thức được cách thức mà tiền nhân đã sống đặc sủng, những bước đột phá, những khó khăn đã đương đầu và vượt qua”.
Một tờ báo Paris thế kỷ 19 đăng quảng cáo tuyển người đi truyền giáo hải ngoại như sau: “Chúng tôi sẽ cống hiến cho các bạn một công việc không lương bổng, không bảo hiểm, không người chỉ dẫn, không chế độ hưu trí nhưng phải làm rất nhiều công việc nặng nhọc, chỗ ở tồi tàn, rất ít ủi an, nhiều thất vọng, đau ốm thường xuyên, một cái chết đau đớn trong cô đơn và một nấm mồ vô danh”. Vậy mà không biết có bao nhiêu người “điên” vì nó đã ghi danh, xuống tàu, lên đường. Giáo Hội Việt Nam có được như ngày hôm nay là do sự dấn thân những “người điên” này trong số có các vị trong hội Thừa Sai Paris và anh em Đa Minh tỉnh dòng Mân Côi chúng ta. Họ đã đến đất nước Việt Nam chúng ta vô điều kiện, đã rao giảng Tin Mừng cho dân tộc chúng ta, đã bị bệnh tật. bị bắt bớ, tù đày và chết vô danh …
Thử hỏi ngày nay, nếu muốn đi tu mà nghe quảng cáo những lời như trên,chúng ta có dám dấn thân như vậy không?
Một cách khiêm tốn, chúng ta phải nói thành thật với nhau rằng: trong thời điểm đầy khó khăn khốn khó, tinh thần tu trì anh em mình lên lắm. Không nói đâu xa, chỉ mấy chục năm trước đây thôi, có những anh em đang là tập sinh mà ban tối không được ngủ trong tu viện mà phải đi ra ngủ bên ngoài, có những anh em “tu chui” trong nhà dòng, ban đêm đang ngủ mà nghe tiếng chó sủa, nghe tiếng chân đi khác thường là biết Nhà Dòng đang bị kiểm tra nhân khẩu, liền ra mật hiệu cho nhau trốn trên mái nhà khiến mất ngủ cả đêm. Nhưng khi hỏi anh em đó, có muốn tu nữa không? Họ thưa: Dạ vẫn muốn chứ, tu khó thế mới là tu.[3]
Ngày nay, thời buổi đã dễ dàng đi rồi, dĩ nhiên cũng có những cái khó khăn khác. Nhưng thử hỏi anh em còn có tinh thần sẵn sàng “vượt khó” như thế không nhỉ?
Lm. Giêrônimô Nguyễn Đình Công Giám đốc các Hội Giáo hoàng Truyền giáo tại Việt Nam có viết một bài có tựa đề “Cộng tác nửa vời”[4] mà Ngài cho đó là thủ phạm phá hoại việc truyền giáo. “Cộng tác nửa vời” (transient collaboration) là khái niệm diễn tả tình trạng cộng tác không tới nơi tới chốn (impermanent), sự cộng tác không hoàn chỉnh (incompleteness).
Cộng tác cơ hội là sự người “theo Chúa nửa vời” hoặc “dấn thân cầm chừng” là người dừng lại ở mức độ nửa chừng, không muốn đi xa hơn và không muốn bị “phiền toái” vì Tin mừng.
Người “theo Chúa nửa vời” là người cộng tác được thực hiện vì mục đích “có lợi cho đôi bên” hơn là mục đích rao giảng Tin mừng. Trước khi quyết định làm việc gì hoặc nhận làm việc gì, câu hỏi của họ đặt ra là: “Việc này đem lại cho tôi/chúng tôi ích lợi gì?” chứ không quan tâm nhiều đến câu hỏi: “Việc này làm vinh danh Chúa và đem lại phần rỗi cho các linh hồn như thế nào?”
Tác hại của sự cộng tác nửa vời không chỉ ở bình diện “hoạt động” (doing) nhưng còn ở bình diện “hiện diện” (being) của người môn đệ. Nó không những phá vỡ hoạt động loan báo Tin mừng nhưng còn phá vỡ tâm hồn người môn đệ, phá vỡ tương quan với Thiên Chúa, và đẩy họ vào tình trạng làm truyền giáo vì ý riêng, cục bộ và tư duy trục lợi hơn vì phần rỗi các linh hồn.
Tác giả không ngần ngại nhấn mạnh ngày nay đời tu của nhiều người đang bị mắc chứng bệnh này. Nó dập tắt dần dà thiện chí ban đầu của nhiều tu sỹ đã có khi mới chọn lựa đời tu trì. Nó làm cho các kế hoạch, các dự phóng của Bề Trên không thể thực hiện được trong cộng đoàn vì các phần tử không dấn thân cộng tác và viện lẽ đủ lý do… mà lý do sau cùng không dám nói ra là công việc đó chẳng lợi lộc gì cho họ!
Chuẩn bị cho tỉnh hội, trong Khánh Nhật Truyền giáo năm nay, chúng ta hãy để cho “ơn khởi động” của Tỉnh dòng chất vấn chúng ta:
Chúa Giêsu có còn là tình yêu thứ nhất và độc nhất, như tôi đã quyết tâm khi tuyên khấn không?
“Rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc Việt Nam và các nước trong vùng” có phải là động lực để tôi thi hành sứ vụ bây giờ và tương lai không?
Tôi có thao thức, muốn tiếp nối tinh thần truyền giáo của các bậc tiền nhân, dâng hiến đời mình nhằm chiếu giãi ánh sáng Tin mừng cho mọi người, nhất là lương dân không?
Là phần tử của Tỉnh dòng mang danh hiệu rất cao quý “Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo,” tôi có nung nấu trong lòng một tinh thần dấn thân truyền giáo vô vị lợi, sẵn sàng chấp nhận mọi gian khổ để “trở nên tất cả cho mọi người,” nhằm cứu độ con người không?
Như đã viết trên, Tỉnh dòng chúng ta sắp kỷ niệm mừng 60 năm ngày thành lập tỉnh và cùng với Hội Thánh Việt Nam mừng 500 năm (1533-2033), dân tộc chúng ta được đón nhận ánh sáng Tin Mừng. Mỗi lần mừng kỷ niệm một sự việc gì đó chính là thời điểm để điều chỉnh những lệch lạc, sai sót; là cơ hội để làm mới lại hoặc làm phát huy những điều hay điều tốt. Vậy Tỉnh dòng chúng ta sẽ làm gì trong những ngày kỷ niệm trên? Chắc chắn sẽ có những lễ hội hoành tráng như bao nhiêu lễ hội khác đã qua đi, chỉ nửa ngày sau khi bế mạc là hết. Ai về nhà nấy, để lại những rệu rã, mệt mỏi, chán chường và phân hóa?
Không anh em Đa Minh chúng ta không thể làm như vậy, giống như một vài tổ chức khác mà chúng ta vẫn phê phán. Niềm say mê đời sống Đa Minh phải như ngọn lửa thiêu đốt và thổi bùng trong lòng mỗi tâm hồn anh em chúng ta.
Máu “nhiệt thành tông đồ,” chí “nhiệt tâm rao giảng,” lòng “nhiệt huyết truyền giáo” phải được luôn nung nấu trong anh em chúng ta. Chúng ta không để cho “mất lửa,” chúng ta không để cho rêu xanh bao phủ thiện chí tông đồ của chúng ta và nhất là không để lòng chúng ta “ngủ đông.”
Lửa của tình yêu Đức Giêsu đã ném vào lòng chúng ta khi gọi chúng ta theo Ngài phải bừng cháy lên trong chúng ta.
Lòng nhiệt huyết tông đồ cuả thánh tổ phụ Đa Minh phải thôi thúc chúng ta “đi khắp đó đây và soi sáng thế gian.”
Gương hy sinh gian khổ đến tử vì đạo của các bậc đàn anh Đa Minh để xây dựng Giáo Hội Việt Nam hôm nay không cho phép chúng ta sống dửng dưng với tiền đồ của tỉnh dòng.
Nỗ lực phi thường của các bậc đàn anh để gầy dựng nên tỉnh dòng Đa Minh Việt Nam hôm nay không cho phép chung ta sống bi quan, thụ động như người ngoài cuộc.
Vậy:
Hãy bừng cháy lên hỡi mỗi anh em Đa Minh!
Hãy bừng cháy lên kính thưa các Bề Trên các bề dưới và cả bề ngang bề dọc nghĩa là tất cả anh em chúng ta trong tỉnh dòng không sót một ai!
Hãy bừng cháy lên hỡi các anh em trong ban trù bị tỉnh hội. hãy đi tìm hiểu, lắng nghe những ưu tư, những khắc khoải những nguyện vọng của anh em đệ đạt lên tỉnh hội!
Hãy bừng cháy lên hỡi các nghị huynh được anh em đề cử đi họp tỉnh hội - hãy có một tầm nhìn thật xa, thật rộng để đưa sứ vụ của dòng tiến bước đến những cánh đồng lúa chín đang vẫy gọi, dấn sâu hơn vào việc giáo dục, truyền giáo bằng truyền thông xã hội, nghiên cứu văn hoá các dân tộc thiểu số để Loan Tin Mừng cho họ. Lên đường đến các nước láng giềng chưa có bóng áo trắng Đa Minh, hoặc củng cố và thăng tiến những nơi anh em đã hiện diện[5].
Hãy bừng cháy lên, thưa các bậc đàn anh trong tỉnh dòng! Các anh đã đóng góp nhiều sự nghiệp lớn lao cho tỉnh dòng, xin hãy tiếp tục là những bóng cây cổ thụ cho đàn em nương náu cùng say mê đời sống Đa Minh và đừng để chúng "mất lửa".
Hãy bừng cháy lên các đàn em trong tỉnh dòng ơi, các em đang sung sức và có rất nhiều lửa! Vậy hãy bừng cháy lên rực rỡ hơn các bậc đàn anh và đôi khi sẵn sàng “chia lửa” cho các anh, cho dù các em có gặp mưa to, có gặp gió thổi mạnh đang cản trở hoặc đe doạ hoặc đến lòng nhiệt thành của các em. Đừng vì thế mà “mất lửa” và nhất là đừng “ngủ đông” bao giờ các em nhé! Điều đó cấm tiệt. Hãy nung nấu trong lòng mình ngọn lửa Giêsu, ngọn lửa Đa Minh vẫn đang chiếu toả, vẫn đang soi dẫn chúng ta đến những cánh đồng truyền giáo bao la. Bao nhiêu người còn ngồi trong tăm tối đang cần, đang chờ lửa cháy sáng của các em. Đừng để mình “mất lửa” các em nhé! Anh nhắc lại lần nữa: Hãy bừng cháy lên!
Để kết thúc bài diễn đàn này, xin trích lời của đức giáo hoàng Phanxicô trong sứ điệp truyền giáo năm nay:
Chúng ta hãy luôn sẵn sàng để mình được Chúa Phục Sinh đồng hành khi Người giải thích cho chúng ta ý nghĩa của Sách Thánh. Xin Người làm cho trái tim chúng ta bừng cháy trong chúng ta; xin Người soi sáng và biến đổi chúng ta, để chúng ta loan truyền mầu nhiệm cứu độ của Người cho thế giới bằng quyền năng và sự khôn ngoan đến từ Thần Khí của Người.
Kon Tum ngày 20/10/2023
Thượng Nhân
【Antôn MZ. Phan Tự Cường, O.P】
[1] Theo cha Bùi Đức Sinh OP trong sách Lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam quyển 1.
[2] Chúng ta cũng nhớ đến những cha anh chúng ta của tỉnh dòng đã được Chúa gọi về từ khi thành lập đến nay là 92 vị. R.I.P.
[3] Bây giờ những anh em đó đang lãnh những trọng trách trong tỉnh dòng.
[4] https://hddmvn.net/anh-em-da-minh-vung-tay-nguyen-tham-du-dot-thuong-huan/
[5] Xin anh em có nhiệt huyết quan tâm các lãnh vực, xin cũng chia sẻ để soi sángcho anh em và các nghị huynh được biết.
1. Trở về với ơn “khởi dộng” của tỉnh dòng Đa Minh Việt Nam
Xin mở đầu bằng một chút chia sẻ. Tôi bắt đầu gia nhập vào trường Đệ Tử Đa Minh vào năm 1963 tức là cách đây đúng 60 năm. Tôi được hân hạnh tham dự thánh lễ thành lập tỉnh dòng Đa Minh Việt Nam vào ngày 18/03/1967, được cùng chia sẻ với các bậc cha anh niềm vui rạng ngời khi tỉnh dòng được độc lập. Rồi cũng từ đó, tôi cảm thấy an vui và tạ ơn Chúa đã gọi và chọn tôi vào tu trong dòng Đa Minh tại Việt Nam với sứ mạng chính yếu là Truyền Giáo. Điều này đã được xác định trong những số đầu của quy chế tỉnh dòng:
I. Bắt nguồn từ một Tỉnh dòng truyền giáo và thành lập tại miền truyền giáo, Tỉnh dòng “Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo” nhận sứ mạng chính là rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc Việt Nam và các nước trong vùng….
II. Anh em hãy nhớ Tỉnh dòng đã được vun trồng bằng công sức và máu của các nhà truyền giáo, chính vì thế đã được mang danh hiệu rất cao quý “Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo”. Để tiếp nối tinh thần truyền giáo của tiền nhân, anh em hãy biểu lộ bản chất thâm sâu ơn gọi thánh hiến của mình (x. TG, số 18), bằng đời sống tận tình hiến thân cho Thiên Chúa, và chiếu giãi ánh sáng Phúc Âm cho mọi người, nhất là lương dân.
III. Các phần tử của Tỉnh dòng, ngay từ khoá tập, cần được huấn luyện không những về mặt thiêng liêng, tu trì, đạo lý, mà còn về mặt truyền giáo, để “luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em” (1 Pr 3, 15) và “trở nên tất cả cho mọi người”, nhằm cứu độ con người (x. 1 Cr 9, 22).
Từ ngày thành lập tỉnh dòng đến nay là 56 năm với 13 tỉnh hội; tỉnh hội năm 2023 này là lần thứ 14, và đến năm 2027 chúng ta sẽ có tỉnh hội thứ 15 trùng với kỷ niêm 60 năm thành lập tỉnh dòng. Vậy phải chăng đây cũng là cơ hội để mỗi AEĐM chúng ta nhìn lại “ơn khởi động” hay nguồn hứng khởi ban đầu của tỉnh dòng đã xác định việc “Rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc Việt Nam và các nước trong vùng là sứ mạng chính” để:
a. Tạ ơn Chúa vì những thành qủa về các mặt nhân sự và cơ sở tỉnh dòng đang có để phục vụ Giáo hội VN hôm nay.
b. Cương quyết dấn thân vì Đức Kitô và nước Trời..
c. Thổi cho lòng bừng cháy và mau chân tiến bước đến những cánh đồng lúa chín đang vẫy gọi.
Quả thật đây là một cơ hội thuận tiện và phấn khởi để anh em chúng ta chuẩn bị từ bây giờ, phát thảo một kế hoạch “truyền giáo tổng lực” tạo sức bậc trong mỗi anh em nhân kỷ niệm mừng 60 năm ngày thành lập tỉnh dòng Đa Minh Việt Nam, và xa hơn nữa là kỷ niệm mừng 500 năm (1533-2033), dấu chân của các nhà truyền giáo, - mà có lẽ là của anh em dòng Đa Minh chúng ta[1]- đã đem Ánh Sáng Tin Mừng đến đất nước Việt Nam này. Ước chi vào các thời điểm này, các thợ gặt Đa Minh Việt Nam sẽ nức lòng kĩu cà kĩu kịt gánh những bó lúa chín vàng nặng trĩu để dâng lên tôn vinh Thiên Chúa và góp phần với các bậc tiền nhân xây dựng Giáo Hội Việt Nam.
Vấn đề nêu ra đây thật rộng lớn, tôi thấy không thể trình bày hết trong bài này nhưng xin được gợi ý với một vài góc nhìn của tôi nhất về sứ vụ truyền giáo trong tỉnh dòng. Mời các anh em khi đọc xong, nếu thầy “đúng đài” xin tiếp tục nhận định, bổ xung và tiếp nối bằng những cái nhìn khác để giúp cho các nghị huynh có một tầm nhìn bao quát trong cuộc họp tỉnh hội sắp tới.
Điểm căn bản tôi đề nghị anh em chuẩn bị cho tỉnh hội 2023 này là chân thành đón nhận những lời đức giáo hoàng Phanxicô ngỏ lời với dân Chúa trong “Sứ Điệp Truyền Giáo” năm nay như là Ngài ngỏ lời với anh em chúng ta với một chút sửa đổi cho phù hợp:
Hãy bừng cháy lên, hỡi các anh em Đa Minh
Hãy mau chân bước, hỡi các ngôn sứ Đa Minh
2. Tạ ơn Chúa vì những thành qủa về các mặt nhân sự và cơ sở tỉnh dòng đang có.
Tỉnh dòng được thành lập năm 1967 với vốn nhân sự là hai giám mục, 53 linh mục, 20 sinh viên, 23 tu huynh. Tổng cộng là 98 anh em với những dự phóng được mở ra thật hứa hẹn, khi tỉnh dòng mới xây xong Học Viện Đa Minh Thủ Đức đề đào tạo nhân sự. Anh em sinh viên phát xuất từ học viện bắt đầu được đi du học từ năm 1970 để sau này trở về phục vụ cho tỉnh dòng và Giáo Hội Việt Nam.
Nhưng! đùng một cái, xảy ra biến cố 1975. Mọi sự trở nên chao đảo và đổi thay. Nhưng tôi nhớ mãi câu nói của cha cựu Giám Tỉnh Gioakim Nguyễn Văn Liêm OP đã trấn an và khuyên nhủ anh em học viện chúng tôi năm đó: Dòng Đa Minh đã trốn chế độ cộng sản nên đã bỏ miền Bắc vào miền Nam. Nay họ vào tới miền Nam rồi. Vậy chúng ta đừng đi đâu nữa. Hãy ở lại truyền giáo cho họ”. Sau biến cố trên, một số anh em bị bắt đi tù. Học viện Thủ Đức bị tịch thu. Các giáo sư và anh em học viện bị phân tán đi khắp nơi. Tiếp đến là tu viện Đa Minh Vũng Tàu cũng bị chung số phận. Nhưng cha anh chúng ta không nản lòng. Một mặt tin tưởng phó thác cho Chúa, một mặt tìm cách thích nghi xoay sở để tìm cách tồn tại và vươn lên.
Lạ lùng thay! tới hôm nay, niên giám tỉnh dòng năm 2023 thống kê cho chúng ta biết: sau 56 năm thành lập, tỉnh dòng đang có 471 anh em, trong đó có 328 linh mục. Tại Việt Nam anh em đang hiện diện tại 7 tu viện, 8 tu xá, 2 phụ xá, 4 cộng đoàn và 24 giáo xứ từ Bắc vào Nam. Chúng ta đã đã có cộng đoàn tại Vientiane Lào năm 2008 và hơn nữa có tu xá ở Bangkok Thái Lan năm 2012 như hướng đi của quy chế đề ra. Tại hải ngoại, anh em đang sinh hoạt tại 1 tu viện. 2 tu xá và coi sóc 10 giáo xứ ở hai nước Mỹ và Canada[2].
Nhắc lại một vài nét chấm phá lịch sử trên, chúng ta nhớ lại lời của ĐGH Phanxicô gởi cho các tu sĩ trong năm Đời sống Thánh hiến 2015 là : “Nhắc lại lịch sử của mình là điều cần thiết để duy trì căn tính cũng như để siết chặt mối hợp nhất của gia đình và tăng thêm cho các phần tử ý thức mình thuộc về một nhà. Đây không phải là chuyện khảo cổ hoặc luyến tiếc dĩ vãng, nhưng là đi lại con đường của các thế hệ quá khứ để nắm bắt được tia sáng gợi hứng, những lý tưởng, những dự phóng, những giá trị đã thúc đẩy họ, bắt đầu từ các vị sáng lập và các cộng đoàn tiên khởi. Đó cũng là một cách để ý thức được cách thức mà tiền nhân đã sống đặc sủng, những bước đột phá, những khó khăn đã đương đầu và vượt qua”.
Với tấm lòng yêu mến tỉnh dòng, chúng ta đọc lại những lời này như một cách để chúc tụng Thiên Chúa và tạ ơn vì những ân huệ mà Ngài đã ban cho tỉnh dòng cũng như mỗi người anh em chúng ta, ý thức được cách thức mà tiền nhân đã sống đặc sủng, những bước đột phá, những khó khăn đã đương đầu và vượt qua”.
3. Cương quyết dấn thân vì Đức Kitô và nước Trời.
Một tờ báo Paris thế kỷ 19 đăng quảng cáo tuyển người đi truyền giáo hải ngoại như sau: “Chúng tôi sẽ cống hiến cho các bạn một công việc không lương bổng, không bảo hiểm, không người chỉ dẫn, không chế độ hưu trí nhưng phải làm rất nhiều công việc nặng nhọc, chỗ ở tồi tàn, rất ít ủi an, nhiều thất vọng, đau ốm thường xuyên, một cái chết đau đớn trong cô đơn và một nấm mồ vô danh”. Vậy mà không biết có bao nhiêu người “điên” vì nó đã ghi danh, xuống tàu, lên đường. Giáo Hội Việt Nam có được như ngày hôm nay là do sự dấn thân những “người điên” này trong số có các vị trong hội Thừa Sai Paris và anh em Đa Minh tỉnh dòng Mân Côi chúng ta. Họ đã đến đất nước Việt Nam chúng ta vô điều kiện, đã rao giảng Tin Mừng cho dân tộc chúng ta, đã bị bệnh tật. bị bắt bớ, tù đày và chết vô danh …
Thử hỏi ngày nay, nếu muốn đi tu mà nghe quảng cáo những lời như trên,chúng ta có dám dấn thân như vậy không?
Một cách khiêm tốn, chúng ta phải nói thành thật với nhau rằng: trong thời điểm đầy khó khăn khốn khó, tinh thần tu trì anh em mình lên lắm. Không nói đâu xa, chỉ mấy chục năm trước đây thôi, có những anh em đang là tập sinh mà ban tối không được ngủ trong tu viện mà phải đi ra ngủ bên ngoài, có những anh em “tu chui” trong nhà dòng, ban đêm đang ngủ mà nghe tiếng chó sủa, nghe tiếng chân đi khác thường là biết Nhà Dòng đang bị kiểm tra nhân khẩu, liền ra mật hiệu cho nhau trốn trên mái nhà khiến mất ngủ cả đêm. Nhưng khi hỏi anh em đó, có muốn tu nữa không? Họ thưa: Dạ vẫn muốn chứ, tu khó thế mới là tu.[3]
Ngày nay, thời buổi đã dễ dàng đi rồi, dĩ nhiên cũng có những cái khó khăn khác. Nhưng thử hỏi anh em còn có tinh thần sẵn sàng “vượt khó” như thế không nhỉ?
Lm. Giêrônimô Nguyễn Đình Công Giám đốc các Hội Giáo hoàng Truyền giáo tại Việt Nam có viết một bài có tựa đề “Cộng tác nửa vời”[4] mà Ngài cho đó là thủ phạm phá hoại việc truyền giáo. “Cộng tác nửa vời” (transient collaboration) là khái niệm diễn tả tình trạng cộng tác không tới nơi tới chốn (impermanent), sự cộng tác không hoàn chỉnh (incompleteness).
Cộng tác cơ hội là sự người “theo Chúa nửa vời” hoặc “dấn thân cầm chừng” là người dừng lại ở mức độ nửa chừng, không muốn đi xa hơn và không muốn bị “phiền toái” vì Tin mừng.
Người “theo Chúa nửa vời” là người cộng tác được thực hiện vì mục đích “có lợi cho đôi bên” hơn là mục đích rao giảng Tin mừng. Trước khi quyết định làm việc gì hoặc nhận làm việc gì, câu hỏi của họ đặt ra là: “Việc này đem lại cho tôi/chúng tôi ích lợi gì?” chứ không quan tâm nhiều đến câu hỏi: “Việc này làm vinh danh Chúa và đem lại phần rỗi cho các linh hồn như thế nào?”
Tác hại của sự cộng tác nửa vời không chỉ ở bình diện “hoạt động” (doing) nhưng còn ở bình diện “hiện diện” (being) của người môn đệ. Nó không những phá vỡ hoạt động loan báo Tin mừng nhưng còn phá vỡ tâm hồn người môn đệ, phá vỡ tương quan với Thiên Chúa, và đẩy họ vào tình trạng làm truyền giáo vì ý riêng, cục bộ và tư duy trục lợi hơn vì phần rỗi các linh hồn.
Tác giả không ngần ngại nhấn mạnh ngày nay đời tu của nhiều người đang bị mắc chứng bệnh này. Nó dập tắt dần dà thiện chí ban đầu của nhiều tu sỹ đã có khi mới chọn lựa đời tu trì. Nó làm cho các kế hoạch, các dự phóng của Bề Trên không thể thực hiện được trong cộng đoàn vì các phần tử không dấn thân cộng tác và viện lẽ đủ lý do… mà lý do sau cùng không dám nói ra là công việc đó chẳng lợi lộc gì cho họ!
Chuẩn bị cho tỉnh hội, trong Khánh Nhật Truyền giáo năm nay, chúng ta hãy để cho “ơn khởi động” của Tỉnh dòng chất vấn chúng ta:
Chúa Giêsu có còn là tình yêu thứ nhất và độc nhất, như tôi đã quyết tâm khi tuyên khấn không?
“Rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc Việt Nam và các nước trong vùng” có phải là động lực để tôi thi hành sứ vụ bây giờ và tương lai không?
Tôi có thao thức, muốn tiếp nối tinh thần truyền giáo của các bậc tiền nhân, dâng hiến đời mình nhằm chiếu giãi ánh sáng Tin mừng cho mọi người, nhất là lương dân không?
Là phần tử của Tỉnh dòng mang danh hiệu rất cao quý “Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo,” tôi có nung nấu trong lòng một tinh thần dấn thân truyền giáo vô vị lợi, sẵn sàng chấp nhận mọi gian khổ để “trở nên tất cả cho mọi người,” nhằm cứu độ con người không?
4. Thổi cho lòng bừng cháy và nhanh chân tiến bước đến những cánh đồng lúa chín đang vẫy gọi.
Như đã viết trên, Tỉnh dòng chúng ta sắp kỷ niệm mừng 60 năm ngày thành lập tỉnh và cùng với Hội Thánh Việt Nam mừng 500 năm (1533-2033), dân tộc chúng ta được đón nhận ánh sáng Tin Mừng. Mỗi lần mừng kỷ niệm một sự việc gì đó chính là thời điểm để điều chỉnh những lệch lạc, sai sót; là cơ hội để làm mới lại hoặc làm phát huy những điều hay điều tốt. Vậy Tỉnh dòng chúng ta sẽ làm gì trong những ngày kỷ niệm trên? Chắc chắn sẽ có những lễ hội hoành tráng như bao nhiêu lễ hội khác đã qua đi, chỉ nửa ngày sau khi bế mạc là hết. Ai về nhà nấy, để lại những rệu rã, mệt mỏi, chán chường và phân hóa?
Không anh em Đa Minh chúng ta không thể làm như vậy, giống như một vài tổ chức khác mà chúng ta vẫn phê phán. Niềm say mê đời sống Đa Minh phải như ngọn lửa thiêu đốt và thổi bùng trong lòng mỗi tâm hồn anh em chúng ta.
Máu “nhiệt thành tông đồ,” chí “nhiệt tâm rao giảng,” lòng “nhiệt huyết truyền giáo” phải được luôn nung nấu trong anh em chúng ta. Chúng ta không để cho “mất lửa,” chúng ta không để cho rêu xanh bao phủ thiện chí tông đồ của chúng ta và nhất là không để lòng chúng ta “ngủ đông.”
Lửa của tình yêu Đức Giêsu đã ném vào lòng chúng ta khi gọi chúng ta theo Ngài phải bừng cháy lên trong chúng ta.
Lòng nhiệt huyết tông đồ cuả thánh tổ phụ Đa Minh phải thôi thúc chúng ta “đi khắp đó đây và soi sáng thế gian.”
Gương hy sinh gian khổ đến tử vì đạo của các bậc đàn anh Đa Minh để xây dựng Giáo Hội Việt Nam hôm nay không cho phép chúng ta sống dửng dưng với tiền đồ của tỉnh dòng.
Nỗ lực phi thường của các bậc đàn anh để gầy dựng nên tỉnh dòng Đa Minh Việt Nam hôm nay không cho phép chung ta sống bi quan, thụ động như người ngoài cuộc.
Vậy:
Hãy bừng cháy lên hỡi mỗi anh em Đa Minh!
Hãy bừng cháy lên kính thưa các Bề Trên các bề dưới và cả bề ngang bề dọc nghĩa là tất cả anh em chúng ta trong tỉnh dòng không sót một ai!
Hãy bừng cháy lên hỡi các anh em trong ban trù bị tỉnh hội. hãy đi tìm hiểu, lắng nghe những ưu tư, những khắc khoải những nguyện vọng của anh em đệ đạt lên tỉnh hội!
Hãy bừng cháy lên hỡi các nghị huynh được anh em đề cử đi họp tỉnh hội - hãy có một tầm nhìn thật xa, thật rộng để đưa sứ vụ của dòng tiến bước đến những cánh đồng lúa chín đang vẫy gọi, dấn sâu hơn vào việc giáo dục, truyền giáo bằng truyền thông xã hội, nghiên cứu văn hoá các dân tộc thiểu số để Loan Tin Mừng cho họ. Lên đường đến các nước láng giềng chưa có bóng áo trắng Đa Minh, hoặc củng cố và thăng tiến những nơi anh em đã hiện diện[5].
Hãy bừng cháy lên, thưa các bậc đàn anh trong tỉnh dòng! Các anh đã đóng góp nhiều sự nghiệp lớn lao cho tỉnh dòng, xin hãy tiếp tục là những bóng cây cổ thụ cho đàn em nương náu cùng say mê đời sống Đa Minh và đừng để chúng "mất lửa".
Hãy bừng cháy lên các đàn em trong tỉnh dòng ơi, các em đang sung sức và có rất nhiều lửa! Vậy hãy bừng cháy lên rực rỡ hơn các bậc đàn anh và đôi khi sẵn sàng “chia lửa” cho các anh, cho dù các em có gặp mưa to, có gặp gió thổi mạnh đang cản trở hoặc đe doạ hoặc đến lòng nhiệt thành của các em. Đừng vì thế mà “mất lửa” và nhất là đừng “ngủ đông” bao giờ các em nhé! Điều đó cấm tiệt. Hãy nung nấu trong lòng mình ngọn lửa Giêsu, ngọn lửa Đa Minh vẫn đang chiếu toả, vẫn đang soi dẫn chúng ta đến những cánh đồng truyền giáo bao la. Bao nhiêu người còn ngồi trong tăm tối đang cần, đang chờ lửa cháy sáng của các em. Đừng để mình “mất lửa” các em nhé! Anh nhắc lại lần nữa: Hãy bừng cháy lên!
Để kết thúc bài diễn đàn này, xin trích lời của đức giáo hoàng Phanxicô trong sứ điệp truyền giáo năm nay:
Chúng ta hãy luôn sẵn sàng để mình được Chúa Phục Sinh đồng hành khi Người giải thích cho chúng ta ý nghĩa của Sách Thánh. Xin Người làm cho trái tim chúng ta bừng cháy trong chúng ta; xin Người soi sáng và biến đổi chúng ta, để chúng ta loan truyền mầu nhiệm cứu độ của Người cho thế giới bằng quyền năng và sự khôn ngoan đến từ Thần Khí của Người.
Kon Tum ngày 20/10/2023
Thượng Nhân
【Antôn MZ. Phan Tự Cường, O.P】
[1] Theo cha Bùi Đức Sinh OP trong sách Lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam quyển 1.
[2] Chúng ta cũng nhớ đến những cha anh chúng ta của tỉnh dòng đã được Chúa gọi về từ khi thành lập đến nay là 92 vị. R.I.P.
[3] Bây giờ những anh em đó đang lãnh những trọng trách trong tỉnh dòng.
[4] https://hddmvn.net/anh-em-da-minh-vung-tay-nguyen-tham-du-dot-thuong-huan/
[5] Xin anh em có nhiệt huyết quan tâm các lãnh vực, xin cũng chia sẻ để soi sángcho anh em và các nghị huynh được biết.