▪ Chủ đề: "Hiệp thông Đa Minh: Thăng tiến Đời sống Huynh đệ Cộng đoàn"
▪ Châm ngôn: "Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung." (1Cr 12,7)

Ơn gọi, Đào tạo và Thường huấn cho Sứ vụ (*)

Chúng tôi chỉ thị cho các Tỉnh Dòng định nghĩa tiêu chuẩn cho việc đón nhận ứng sinh vào Dòng trong Quy Chế Đào Tạo Riêng(Ratio Formationis Particularis) nếu tiêu chuẩn này chưa có. Các tỉnh dòng nên tham khảo tiêu chuẩn đón nhận vào Dòng được trình bày trong LCO 155, khi nảy sinh trong tâm trí mà có thể có những thiếu xót nơi các ứng sinh mà họ có thể hay không thể được bổ khuyết trong suốt quá trình đào tạo (cf. RFG 84).

A. Ơn gọi

Cầu nguyện cho ơn gọi

  1. [COMMISSIO] Cầu nguyện chung có ý nghĩa quan trọng trong việc cổ võ ơn gọi (cf ACG 2016 Bologna 237). Chúng tôi uỷ nhiệm cho Vị đặc trách đời sống huynh đệ và đào tạo, qua việc tham khảo với Uỷ ban phụng vụ Dòng, nhằm cung cấp một bản văn cầu nguyện chung cho ơn gọi trong toàn Dòng, sau khi được dịch sang các ngôn ngữ chính thức của Dòng và ở chừng mực nào đó, những ngôn ngữ khác của mỗi tỉnh dòng hay của vùng.
  2. [ORDINATIO] Chúng tôi chỉ thị cho các bề trên bảo đảm việc đọc lời cầu nguyện cho ơn gọi này hàng ngày trong những giờ kinh chung, việc thi hành việc cầu nguyện này phải được áp dụng nếu chưa được thực hiện.
  3. Những tiêu chuẩn cho việc đón nhận vào Dòng


  4. [ORDINATIO] Chúng tôi chỉ thị cho các Tỉnh Dòng định nghĩa tiêu chuẩn cho việc đón nhận ứng sinh vào Dòng trong Quy Chế Đào Tạo Riêng (Ratio Formationis Particularis) nếu tiêu chuẩn này chưa có. Các tỉnh dòng nên tham khảo tiêu chuẩn đón nhận vào Dòng được trình bày trong LCO 155, khi nảy sinh trong tâm trí mà có thể có những thiếu xót nơi các ứng sinh mà họ có thể hay không thể được bổ khuyết trong suốt quá trình đào tạo (cf. RFG 84).
  5. Cổ võ ơn gọi


  6. [COMMENDATIO] Chúng tôi yêu cầu các giám tỉnh đánh giá tại sao việc cổ võ ơn gọi chung vì và với Gia Đình Đa Minh đã không được đảm nhận bởi tất cả các anh em (cf. LCO 165, ACG 2016 Bologna 235-236, ACG 2019 Biên Hoà 182-c) và đánh giá được hay không được ý kiến của giới chuyên môn để có thể trợ giúp trong việc cổ võ ơn gọi.
  7. [ORDINATIO] Những tổng hội trước đã đề cập đến những nhiệm vụ và trách nhiệm thực tế của một vị đặc trách cổ võ ơn gọi (cf. ACG 2016 Bologna; ACG 2019 Biên Hoà 182-a). Để làm công việc này cách hiệu quả, các tỉnh dòng sẽ chỉ định và thành lập những vị chuyên cổ võ ơn gọi, những người có năng lực:
  8. khuyến khích và xác định những ơn gọi tiềm tàng;
  9. theo dõi việc sàng lọc ứng viên (cf. ACG 2019 Biên Hoà 188); và
  10. làm cho đời sống Đa Minh được biết đến trong bối cảnh của các ứng viên, vd, Việc tương tác thông qua các phương tiện truyền thông và việc đồng hành (cf. RFG 99).
  11. [EXHORTATIO] Trong một thế giới hờ hững và dửng dưng với đời tu, sự thân thiết với ơn gọi Đa Minh không còn được coi là đương nhiên. Để làm gia tăng tính hữu hình của ơn gọi Đa Minh, chúng tôi khuyến khích anh em làm chứng tá một cách công khai cho ơn gọi Đa Minh bất cứ nơi nào có thể, vd: thông qua những cộng đoàn đón tiếp; bằng sự hiện diện trực tuyến; bằng việc mặc áo dòng; bằng chứng tá của đời sống chung của chúng ta, cầu nguyện, học hành, và thi hành thừa tác vụ; Và bằng việc giảng thuyết về ơn gọi (cf. ACG 2019 Biên Hoà 187, RFG 96; ACG 2016 Bologna 235).
  12. [COMMENDATIO] Nhân dịp kỷ niệm 60 năm (ngày 6 tháng năm 1962) việc phong thánh cho Thánh Martin de Porres, chúng tôi yêu cầu mỗi tỉnh dòng cử hành cuộc đời của thánh Martin De Porres và tầm quan trọng của tình huynh đệ Đa Minh (vd, phụng vụ, tuần cửu nhật, hội thảo, những buổi thuyết trình học hỏi, các sự kiện về ơn gọi).
  13. [EXHORTATIO] Để gia tăng tính hữu hình và thêm vào việc cổ võ ơn gọi của anh em trợ sỹ, chúng tôi khích lệ mỗi vị giám tỉnh nên công bố về công việc thường lệ của các anh em trợ sỹ đang làm trong tỉnh dòng.

B. Đào tạo tiên khởi

Anh em trong giai đoạn đào tạo

  1. [ADMONITIO] Chúng tôi nhắc nhở các vị đào tạo rằng công trình của thánh Tôma Aquino về hành vi con người, niềm đam mê và các nhân đức có thể diễn đạt một cách rõ ràng sự đào tạo của chúng ta (cf, RFG 34). Điều này đòi hỏi mỗi anh em trong giai đoạn đào tạo phải phát triển sự thật, kỷ luật, sự tự biết mình, minh bạch và có trách nhiệm đầy đủ với chính sự đào tạo của mình (cf RFG 8; LCO 156).
  2. [EXHORTATIO] Thật là một phước lành lớn lao khi có những anh em gia nhập dòng của chúng ta với lòng nhiệt thành hướng tới sự thánh thiện. Chúng ta khích lệ anh em trong giai đoạn đào tạo theo đuổi việc thi hành lòng đạo đức (pursue acts of piety) và lòng sám hối (penance) mà chúng là trật tự tăng trưởng của các nhân đức với sự chú ý đến sự ưu việt của lời khấn vâng phục, tuân giữ kỷ luật và chuyên tâm học hành theo truyền thống Đa Minh. (cf LCO 52, 83)
  3. [ADMONITIO] VIỆC sử dụng không cẩn trọng mạng internet và mạng xã hội có những hệ quả tiêu cực đặc biệt đối với các anh em, đối với đời sống cộng đoàn và đối với toàn Dòng. Chúng tôi nhắc nhở các vị chịu trách nhiệm đào tạo rằng những phương tiện này nên giúp các anh em đang trong giai đoạn đào tạo phát triển sự thận trọng để tạo nên những phán đoán luân lý tốt khi dùng mạng internet (cf RFG 23). Khi Đức Giê-su nhắc nhở chúng ta, “ngọn đèn của thân thể là con mắt” (Mt 6, 22- 23).
  4. Những nhà đào tạo


  5. [COMMISSIO] Kinh nghiệm về những cuộc họp đào tạo liên tỉnh dòng giành cho các nhà đào tạo luôn được khích lệ. Chúng tôi ủy thác cho BTTQ cùng với các vị phụ tá vùng của ngài tổ chức những chương trình huấn luyện có hệ thống giành cho các nhà đào tạo (cf RFG 80). Các tỉnh dòng phải bảo đảm rằng những nhà đào tạo mới có thể phát triển những kỹ năng cần thiết cho công việc của họ và họ nhận được sự đồng hành thích đáng. (cf RFG 74; 78)
  6. [COMMISSIO] Những nhà đào tạo nhà đào tạo không phải lúc nào cũng chắc chắn tài liệu nào nên được giữ kín và tài liệu nào nên được chia sẻ, khi các thông số về tính bảo mật không rõ ràng. Ngoài ra, sự phân biệt giữa tòa trong và tòa ngoài có thể được thực hiện đến mức nó ngăn cản việc đào tạo có ý nghĩa. Do đó, chúng tôi ủy quyền cho Vị Phụ Tá Đời sống Huynh đệ và Đào Tạo làm việc với các nhà đào tạo để đưa ra một bộ hướng dẫn cho những vấn đề này phù hợp với Giáo luật và các chỉ thị gần đây của Vatican. (cf RFG 68-72, 82-83; Pastores dabo vobis 66).
  7. [DECLARATIO] Trong sự liên tục với ACG 2019 Biên Hòa 212, chúng tôi tuyên bố: “Sự thành công của quá trình đào tạo đòi hỏi sự tin cậy giữa nhà đào tạo và người trong quá trình đào tạo. Chúng tôi tuyên bố rằng trách nhiệm đối với việc tạo ra một môi trường trong đó niềm tin được nuôi dưỡng chủ yếu nằm ở chính người đào tạo.”

Cộng đoàn đào tạo


  1. [ADMONITIO] Tránh cho các anh em bỏ phiếu dựa trên tiêu chuẩn cá nhân, chúng tôi nhắc nhở các cộng đoàn đào tạo những tiêu chuẩn cho việc chuẩn nhận những đơn xin khấn trong dòng có trong LCO 155, LCO 216.1 và RFG 132.
  2. [ORDINATIO] Chúng tôi chỉ thị rằng các nhà đào tạo và những người thẩm tra cho việc khấn dòng sẽ phải viết ra bản báo cáo của họ về những anh em này khi đối chiếu với tiêu chí kể trên và nhắc lại tiêu chuẩn đó cho những cộng đoàn đào tạo trước khi bỏ phiếu cho những ứng sinh xin khấn.
  3. [EXHORTATIO] Chúng tôi khuyến khích tất cả những nhà đào tạo và những cộng đoàn đào tạo chú trong tới âm nhạc phụng vụ như một phần trọn vẹn của quá trình đào tạo. Những nhà đào tạo nên giúp các anh em phát triển sự thành thạo căn bản trong ca hát Đa Minh đơn giản (cf RFG 127).
  4. [COMMISSIO] Chúng tôi ủy thác cho Ủy ban phụng vụ Dòng trong việc cung cấp những nguồn về những nguyên tắc căn bản và bản sưu tập những bài hát Đa Minh đơn giản cho các anh em đang trong giai đoạn đào tạo tiên khởi.
  5. Việc đệ trình Quy chế Đào tạo riêng và Quy chế Học vấn riêng


  6. [ADMONITIO] – Chúng tôi nhắc nhở các vị giám tỉnh còn chưa đệ trình Quy Chế Đào Tạo RiêngQuy Chế Học Vấn Riêng phải thực hiện điều đó trước Tổng Hội tới, đặc biệt trong khi bảo đảm những điều này bao gồm trong những kế hoạch cho các anh em trợ sỹ được đón nhận một quá trình đào tạo Đa Minh đích thực trong tất cả những chiều hướng của nó (cf ACG 2019 Biên Hòa 211; RFG 153-154).
  7. Đào tạo Đa Minh đích thực


  8. [DECLARATIO] Chúng tôi tuyên bố rằng việc đào tạo Đa Minh đích thực đòi hỏi một tập hợp các điều kiện tiên quyết (cf RFG 59-62), tất cả đều không thể thiếu, chẳng hạn như:
    1. Một cộng đoàn đào tạo phải vững chắn, hiếu khách,
    2. Đời sống trong tu viện được xây dựng đúng đắn
    3. Đủ số anh em trong giai đoạn đào tạo,
    4. những nhà đào tạo được huấn luyện đúng đắn, và
    5. Một trung tâm học vấn Đa Minh hay một học viện bên ngoài phù hợp với tiêu chuẩn của Dòng trong Quy Chế Học Vấn Chung 49-54 và 66-69.
  9. Hợp tác liên tỉnh dòng


  10. [ORDINATIO] Chúng tôi chỉ thị rằng các thực thể không thể cung cấp một sự đào tạo Đa Minh đích thực, phải thiết lập những hiệp ước hợp tác với thực thể khác của Dòng nhằm hoàn tất sự kết thúc này trong vòng hai năm. Cuối cùng, thì chính BTTQ sẽ xác định đâu là hay không là một thực thể đang cung cấp Sự đào tạo Đa Minh đích thực.
  11. [COMMISSIO] Trong những thập niên vừa qua, các tổng hội đã khuyến khích sự hợp tác liên tỉnh dòng trong việc đào tạo tiên khởi, mà nhiều tỉnh dòng đã thi hành một cách thành công. Chúng tôi ủy nhiệm cho Vị đặc trách đời sống huynh đệ và đào tạo biên soạn một bộ sưu tập những việc thực hiện tốt nhất dựa trên những kinh nghiệm này để giúp ích trong việc hợp tác trong tương lai.
  12. [COMMISSIO] Chúng tôi ủy thác cho các vị phụ tá vùng nghiên cứu tỉ mỉ nhu cầu và khả năng của việc thiết lập những trung tâm đào tạo liên tỉnh dòng trong các vùng, không làm suy yếu (prejudice) số 209 của Công Vụ này, và trình bày bản kết luận cho BTTQ.
  13. [ORDINATIO] Chúng tôi chỉ thị rằng các thực thể đang hợp tác trong việc đào tạo tiên khởi sẽ xây dựng những hiệp ước chính thức mà nó không chỉ đơn thuần dựa trên những yếu tố được liệt kê trong danh sách đính kèm trong Phụ lục D của Quy Chế Đào Tạo Chung, mà còn nối kết những thông số của trách nhiệm lẫn nhau. Những hiệp ước này nên bảo đảm rằng một người anh em từ một thực thể không bị gởi đi một cách đơn thuần tới một thực thể khác. Những giới hạn của mối tương quan lẫn nhau này có thể bao gồm:
    1. những đóng góp từ tỉnh dòng mẹ cho kế hoạch đào tạo;
    2. gởi một anh em đã khấn từ tỉnh dòng mẹ đến gia nhập vào cộng đoàn đào tạo;
    3. những cuộc thăm viếng đều đặn từ tỉnh dòng mẹ;
    4. Bảo đảm sự thông thạo ngôn ngữ của anh em; và
    5. những chi tiết có thể áp dụng khác tùy theo ACG 1998 Bologna 116.4

    một bản copy của hiệp ước này phải được gởi về Trung Ương Dòng.

  14. [COMMENDATIO] Chúng tôi tiến cử vị đặc trách đời sống huynh đệ và đào tạo sẽ là trung gian trong trường hợp xảy ra xung đột giữa các bên khác nhau trong việc hợp tác đào tạo liên tỉnh dòng.
  15. C. Thường huấn

    Nguyên tắc chung

  16. [EXHORTATIO] Chúng tôi khuyến khích tất cả mọi anh em sống ơn gọi Đa Minh của mình như người môn đệ và tông đồ của Đức Ki-tô, luôn phấn đấu để lớn lên như những nhà giảng thuyết của ân sủng và chứng nhân của Tin Mừng. Sự hoán cải liên tục là cốt yếu để chào đón những ơn gọi mới và để mườn tượng ra tương lai của Dòng.
  17. [DECLARATIO] Dòng tiếp tục thi hành một tiến trình tái thiết các thực thể. Ở giữa điều này, chúng ta không thể bỏ xót sự lớn lên của mỗi anh em. Vì thế, chúng tôi tuyên bố rằng việc thường huấn thật là khó cho đời sống và sứ vụ của toàn Dòng. Việc đào tạo này không thể giảm trừ vào những lớp học hàn lâm nhằm phát triển về thần học và thừa tác vụ, nhưng phải bao gồm toàn bộ đời sống của mỗi anh em (cf RFG 174).
  18. Kế hoạch thường huấn


  19. [ORDINATIO] Chúng tôi chỉ thị cho những giám tỉnh xây dựng một ủy ban trong các tỉnh dòng của mình để tạo ra một chương trình thường huấn của tỉnh dòng một cách hệ thống theo đúng LCO 251-bis và 251-ter. Vị đặc trách thường huấn nên phục vụ như chủ tịch với sự trợ giúp của một thành viên trong ban cố vấn đào tạo của tỉnh dòng, ba thành viên của ủy ban trí thức, và có thể một chuyên viên mà người này có thể cho lời khuyên cho họ.
  20. [COMMISSIO] Chúng tôi yêu cầu ủy ban này phác thảo một kế hoạch thường huấn có hệ thống mà nó bao gồm những thách đố chung cho các giai đoạn của đời tu (cf LCO 251-bis):
    1. Trong 10 năm đầu tiên sau khấn trọng: sự bổ nhiệm đầu tiên; khi lãnh nhận những trách nhiệm đầu tiên trong cộng đoàn và công tác tông đồ; những nhu cầu cá nhân và tình cảm thích ứng cho giai đoạn này; mối nguy hiểm của việc rơi vào chủ nghĩa tích cực và đánh mất đời sống tâm linh; thay đổi thế hệ; v.v…, tất cả nhằm hướng đến việc trợ giúp các anh em hoàn tất sự trọn vẹn về nhân bản và đời sống tâm linh (cf RFG 184-189).
    2. Ở tuổi trung niên – một giai đoạn đặc biệt nghiêm trọng theo các bậc thầy về đời sống tâm linh (vd: Gioan Cassiano, Tauler) thường liên kết với “những khủng hoảng tuổi trung niên” khi những thách đối hiện sinh khiến cho chúng ta suy nghĩ lại về đời thánh hiến và bổn phận thừa tác vụ của chúng ta: trốn tránh vào những sự nghiện ngập; đấu tranh với cơn trầm cảm; nỗi buồn chán trong đời sống tâm linh (spiritual acedia); đánh mất ý nghĩa của ơn gọi và tỉnh dòng mà ta thuộc về; khủng hoảng tình cảm và hoạt động tông đồ; sống hai mặt; v.v… Những thách đố này anh em tái đánh giá ơn gọi của mình từ lăng kính thần học mới (cf Relatio MO 2022, 30).
    3. Tuổi già – một giai đoạn của những sự tổng hợp và những thách đố mới trong việc học hỏi việc bị phụ thuộc: những giới hạn về thể chất; hưu trí; suy sụp; v.v…, điều này đòi hỏi sự diễn dịch theo chiều kích thiêng liêng và chiều kích thực nghiệm những thực tại này. Thời gian này của cuộc đời mời gọi chúng ta tái khám phá hoa trái thiêng liêng và tông đồ trong ánh sáng của mầu nhiệm Phục Sinh (cf ACG 2016 Bologna 249, 253, 254).
  21. [COMMISSIO] Lạm dụng là mối quan tâm mang tính hệ thống và thể chế đối với Dòng chúng ta. Đổi mới chứng tá tin mừng của chúng ta, chúng ta cần phải hiểu thấu vấn đề trong toàn bộ của nó. Vì thế, chúng tôi ủy thác cho BTTQ thành lập ủy ban đa ngành. Mục đích của ủy ban này là:
    1. nghiên cứu bản chất của việc lạm dụng trong tất cả mọi hình thức của nó (vd: tình dục, tâm linh, mục vụ, kinh tế, lạm dụng quyền lực);
    2. nghiên cứu gốc rễ của việc lạm dụng cả về mặt cá nhân riêng lẻ lẫn mặt tổ chức tập thể;
    3. nghiên cứu câu trả lời về mặt tổ chức tập thể không thích đáng cho việc lạm dụng;
    4. xác định những việc thực hành tốt nhất cho việc ngăn chặn lạm dụng; và
    5. tạo ra những nguyên tắc chỉ đạo và nguồn mạch cho việc thường huấn và đào tạo tiên khởi cho tất cả các anh em để làm nảy sinh trong những lời khuyên của Tin Mừng.

    Ủy ban này nên trình bày kết luận của họ và gởi những thỉnh cầu cho những Tổng Hội sắp tới và cung cấp những nguồn mạch cho Dòng. Chúng tôi khuyến khích họ phác họa cách đặc biệt từ sự sáng suốt phát triển trong những phần của thế giới nơi thực hiện những sự tiến bộ nhất khi che giấu từ sự bê bối này.

  22. [COMMENDATIO] Chúng tôi yêu cầu Vị đặc trách đời sống huynh đệ và đào tạo phục vụ như chủ tịch của ủy ban đã kể trên đây. Những thành viên của nó nên bao gồm những chuyên gia từ những lãnh vực cần thiết bao gồm thần học luân lý và tâm linh, tâm lý, đào tạo đời tu và giáo luật. Để bao gồm nhiều quan điểm và tạo ra kết quả tốt nhất, ít nhất hai trong số những chuyên gia này phải là phụ nữ và ít nhất một thành viên của ủy ban không phải là thành viên cũng như nhân viên của Dòng.

(*) Chương V, CVTH Tultenango, 2022.
Mới hơnCũ hơn
Chưa có bình luận
    Tham gia bình luận
    comment url